Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Những năm gần đây và trong tương lai thì Tester là một trong ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Bởi thu nhập hấp dẫn, cơ hội việc làm mở rộng cùng lộ trình phát triển rõ ràng. Nghề Tester không chỉ thu hút nhiều bạn trẻ mà còn có những người làm trái nghành. Vậy trái ngành học Tester có được không? Dễ hay khó cùng lộ trình học Tester như thế nào? Hãy cùng Daotaotester.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.
Học trái nghành làm Tester được không?
- Nhắc tới ngành công nghệ thông tin thì rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến lập trình viên, quản trị và bảo trì mạng,… Trong những năm trở lại đây thì nghề Tester rất được coi trọng. Bởi người kiểm thử có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện lỗi và sửa chữa phần mềm trước khi tới tay người dùng.
- Tester có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển phần mềm. Chính vì vậy mà ngành nghề này được nhiều bạn trẻ, dân trái nghành yêu thích và lựa chọn.
- Rất nhiều người đang học và làm việc ở lĩnh vực không liên quan đến IT nhưng hiện tại có định hướng chuyển sang làm Tester. Họ chưa hề hiểu và nắm rõ các công việc cùng hướng đi của Tester ra sao.
Các hướng đi của nghề kiểm thử
Hiện tại nếu bạn lựa chọn nghề Tester thì sẽ có nhiều hướng để phát triển sự nghiệm của bản thân. Dưới đây là những hướng chính mà bạn có thể cân nhắc và chọn lựa.
- Hướng Technical (Testing Technical): Khi bạn đi theo hướng này này thì sẽ cần phải học tập, làm việc để trau dồi các kỹ năng để trở thành BA (Business Analyst). Gồm: kỹ năng quan sát, phân tích, giao tiếp cùng các nền tảng liên quan đến IT và trau dồi thêm ngoại ngữ.
- Trở thành Test chuyên nghiệp: Theo hướng đi này thì bạn sẽ có lộ trình thắng tiến rõ ràng từ Fresher => Chuyên viên kiểm thử => Tester Lead => Tester Manager.
- Từ Tester trở thành PM (Project Manager) là hướng đi thứ 3 dành riêng cho những bạn có tư duy thiên về quản lý, điều phối công việc và có trình độ ngoại ngữ ở mức tốt.
- Làm Tester rồi chuyển qua làm BrSE còn được gọi là kỹ sư cầu nối. Họ là người có khả năng giao tiếp tốt cùng sự am hiểu sâu rộng về kiến thức chuyên môn.
Công việc của Tester gồm những gì?
Tham gia vào quá trình kiểm thử các dự án phần mềm, tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm.
- Dựa trên những yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật cùng mục đích sử dụng của phần mềm được đưa ra trong dự án. Người tiến hành kiểm thử sẽ trực tiếp thẩm định, xác minh hệ thống phần mềm xem có đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của dự án hay chưa?
- Tạo lập và tiến hành các test Plan, test case và test report cùng tạo dữ liệu kiểm thử và thiết lập môi trường kiểm thử.
- Tiến hành kiểm thử theo tính năng và hiệu năng của sản phẩm.
- Tạo lỗi và kiểm soát lỗi cùng phối hợp với các nhà phát triển để khắc phục và theo dõi kết quả kiểm thử giúp đảm bảo chất lượng dự án.
- Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các đề xuất cải tiến.
Trái ngành học Tester có khó không?
- Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người khi theo đuổi ngành nghề này với hi vọng về mức lương hấp dẫn so với các ngành khác mà không cần phải am hiểu chuyên sâu về lập trình. Vậy dân trái nghành học Tester dễ hay khó?
- Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ tốt đặc biệt là khả năng đọc hiểu để nắm bắt được những yêu cầu và Test Case thì bạn có thể dễ dàng trở thành Tester. Lúc đó công việc của bạn sẽ làm là đọc Test Case và thực hiện theo các yêu cầu trong đó.
- Tuy nhiên làm Tester cũng phải dễ dàng và rất nhiều người cảm thấy công việc quá khó khăn và họ không hiểu được nhóm phát triển trình bày các nội dung về code. Dù vậy thì bạn cũng không nên quá e ngại và bỏ qua cơ hội học ngành này ở thời điểm hiện tại.
- Để trở thành Tester thực thụ thì bạn cần phải hiểu đối tượng bạn đang test được làm ra như thế nào. Nói cách khác đó là bạn cần am hiểu về sản phẩm để phát hiện những rủi ro và biết được khi nào sản phẩm không hoạt động.
- Nếu muốn đáp ứng được những yêu cầu như vậy thì bạn cần có kiến thức về lập trình cùng quá trình phát triển của phần mềm. Đồng thời không ngừng trau dồi, học hỏi các kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
- Không cần quá giỏi về IT và hiểu biết cơ bản về Code thì bạn vẫn có thể học Tester được dù là một tay ngang. Chỉ cần bạn nỗ lực, kiên trì theo đuổi nghành nghề đam mê sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh và cơ hội thăng tiến cao. Bởi Tester là một nghề hot và có triển vọng lớn trong tương lai.
Dân trái ngành học Tester bắt đầu từ đâu?
Với những người có mong muốn theo đuổi nghề Tester hay mới bước chân vào nghề sẽ khó khăn trong việc bắt đầu học như thế nào?
Kiến thức chung về phần mềm và máy tính
Trước tiến bạn cần nắm vững những kiến thức căn bản này bởi Tester mỗi ngày đều làm việc thường xuyên trên máy tính. Việc trau dổi các kiến thức về máy tính, tin học văn phòng, cài đặt phần mềm cùng kiến thức căn bản về lập trình SQL, HTML, CSS cùng kiến thức, kỹ năng về kiểm thử là điều cần thiết.
Kiến thức chuyên sâu
Dựa theo hướng đi của mỗi người mà cần trau dồi và tích lũy các kiến thức về kiểm thử sẽ khác biệt.
- Nếu bạn theo hướng Manual Test và muốn phát triển hơn thì cần học thêm các kiến thức về: Create a Test Plan, Design Test case, Test Design Techniques, Test reporting, Daily status report. Cùng với Defect management, Mobile application testing, Windows, Website testing & Tools support, Coding,…
- Còn bạn theo hướng Automation Test thì bên cạnh những kiến thức trên bạn cần trau dồi thêm về: lập trình (Java, C# (.Net) và ngôn ngữ khác sử dụng để hỗ trợ như AutoIT, Python). Ngoài ra còn có Automation Tool/Framework phổ biến: (Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete) cùng các Tools.
Trau dồi tiếng Anh
Khi trở thành Tester thì bạn sẽ cần phải làm việc với tiếng Anh mỗi ngày. Do đó việc trau dồi ngoại ngữ là điều cần thiết. Đặc biệt nó sẽ giúp các bạn trái ngành có thêm cơ hội tham gia vào những dự án tại công ty nước ngoài. Do đó bạn hãy bắt tay vào học tiếng Anh ngay từ hôm nay đi nhé!
Học nữa, học mãi
Xuất phát điểm của các Tester trái nghành chậm hơn với những người khác. Vì vậy bạn cần cố gắng tự học hỏi nhiều hơn. Đồng thời tham gia các khóa học ở trung tâm đào tạo Tester uy tín. Đó sẽ là cách nhanh và tốt nhất để các Tester trái ngành có cơ hội triển hơn.
Lộ trình học tester cho người trái nghành
Để có một hành trang vững chắc khi bước vào nghề thì những bạn chưa có nền tảng về công nghệ thông tin. Hãy tham gia các khóa học Tester tại Daotaotester.vn để trở thành Tester thực thụ.
Khóa học Tester cho người mới đầu
- Ở khoá học này thì bạn sẽ được học hỏi và trau dồi các nguyên tắc cơ bản về kiểm thử: lập kế hoạch, các phương pháp test cùng cách viết test case. Ngoài ra bạn sẽ được học thêm về vòng đời của phát triển của sản phẩm.
- Rèn luyện các kỹ năng kiểm thử thông qua những bài tập thực hành có tính thực tế cao. Được tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp kiểm thử phần mềm cùng công cụ hỗ trợ.
- Học cách sử dụng các câu truy vấn cơ bản trong Oracle, MySQL,… Cùng cách sử dụng các công cụ tự động: chức năng, kiểm thử hiệu năng cơ bản. Ngoài ra bạn còn được học cách viết Test case bằng tiếng Anh hiệu quả.
- Cách tìm kiếm lỗi và dùng tool quản lý bug JIRA.
Khi bạn đã nắm chắc các kiến thức và kỹ năng cơ bản về Tester thì nâng cao trình độ, năng lực của bản thân. Để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ chuyên môn
Khóa học Tester nâng cao
- Đến với khóa học này thì bạn sẽ được trau dồi thêm về các kỹ thuật kiểm thử, phân tích và thiết kế, viết test case hiệu quả. Kỹ thuật dùng trong phân tích requirement và cách tạo tài liệu SRS.
- Bên cạnh đó là được học hỏi các kỹ năng về quản lý team, làm việc hiệu quả. Nâng cao kỹ năng kiểm thử với các dự án khó, giai đoạn nước rút và tình huống bất ngờ.
- Không chỉ được trau dồi thêm kiến thức mà các bạn còn được tiếp xúc và có trải nghiệm thực tế thông qua các bài thực hành trong khóa học.
Nơi cung cấp khóa học Tester cho người trái nghành chất lượng?
Không chỉ những bạn có nền móng vững chắc trong ngành công nghệ thông tin mà những người trái ngành đều có thể làm được Tester. Đã có rất nhiều người thành công nghề này sau khi đăng ký và hoàn thành khóa học Tester tại Daotaotester.vn. Dưới đây là nội dung thông tin về khóa học:
Đối tượng tham gia
Những sinh viên trái ngành hoặc người đi làm tại nhiều lĩnh vực không phải IT hay phần mềm. Gồm có: kinh tế, thiết kế đồ họa, marketing,… đều có thể tham gia.
Nội dung khóa học
Chương trình đào tạo Tester dành cho người trái ngành tại trung tâm gồm 2 thành phần chính:
Kiến thức cơ bản
- Tổng quan về nghề Tester và các thuật ngữ cơ bản mà người trái ngành nên biết.
- Giới thiệu các mô hình sản xuất phần mềm đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
- Những kiến thức căn bản về quy trình sản xuất, kiểm thử phần mềm trước khi đưa đến tay người dùng.
- Cung cấp các phương pháp kiểm thử căn bản: kiểm thử hộp trắng, hộp đen và hộp xám,…
Nghiệp vụ chuyên sâu và thực hành
- Hướng dẫn cách phân tích nhu cầu và viết test case cho web, Mobile.
- Tìm hiểu ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL và cách dùng.
- Biết cách dùng tool Jira để tiến hành kiểm thử.
- Thực hành với các dự án test thực tế tại doanh nghiệp.
- Viết Testcase bằng tiếng Anh một cách thành thạo.
- Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kiểm thử hiệu năng và thực hành kiểm thử API dùng công cụ Postman.
- Cách sử dụng tool Jmeter để kiểm thử hiệu năng.
Lợi ích mà khóa học mang lại
- Khi bạn đăng ký khóa học Tester tại trung tâm thì bạn sẽ học hỏi và nắm được các kiến thức căn bản để bắt đầu làm việc như một nhân viên kiểm thử thực thụ.
- Được cấp chứng chỉ Tester sau khi hoàn thành xong khóa học.
- Luôn được hỗ trợ trong quá trình tìm việc với nhiều cơ hội việc làm tại nhiều công ty và tập đoàn lớn hàng đầu tại Việt Nam.
Bật mí cách học Tester hiệu quả cho dân trái nghành?
- Với những bạn trái nghành khi chuyển sang Tester cần rất nhiều sự nỗ lực và quyết tâm hơn so với các bạn trong ngành. Đặc biệt là cần phải nỗ lực tự học hỏi, tìm tòi và cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhấp để kịp thích ứng và hoàn thành các yêu cầu của khách hàng.
- Ngoài việc tham gia khóa học Tester tại trung tâm uy tín thì bạn cần phải trau dổi các kiến thức căn bản về tin học văn phòng, trau dồi ngoại ngữ. Kiến thức căn bản về máy tính, lập trình cũng những thuật ngữ chuyên nghành và kỹ năng chuyên sâu,… qua các video cùng tài liệu được cung cấp.
- Các nguồn tài liệu tự học trên Internet rất phong phú nên bạn cần chọn lọc kỹ lưỡng các nguồn khi đọc. Bạn có thể tham khảo các bộ tài liệu căn bản như sách nhập môn về kiểm thử phần mềm.
- Ngoài ra còn có bộ tài liệu Software Testing của thầy Nguyễn Ngọc Tú – Đại Học Hoa Sen. Hay tài liệu Foundations of Software Testing (Tiếng Anh) – Rất phù hợp cho người mới bắt đầu,…
Qua những nội dung đã chia sẻ ở trên thì đến đây bạn đọc đã có được câu trả lời cho riêng mình về trái ngành học Test có được không. Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo lộ trình học hiệu quả. Mong rằng bạn đã được định hướng rõ ràng về nghề nghiệp của mình và thành công trên con đường đã chọn.