Chi tiết bài viết

Để tạo ra sản phẩm phần mềm với chất lượng tốt nhất thì chắc chắn bạn phải tuân thủ theo đầy đủ các bước trong quy trình phát triển phần mềm. Vậy thế nào là quy trình phát triển phần mềm? Quy trình này gồm những bước cơ bản nào? Hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây của Daotaotester.vn nhé!

quy trinh phat trien phan mem

Quy trình phát triển phần mềm là gì?

Khái niệm vòng đời phát triển phần mềm

Bạn cần phải hiểu về kiểm thử phần mềm là gì ? sau đó mới có thể hiểu được vòng đời phát triển của nó. Kiểm thử phần mềm là quá trình kiểm thử phần mềm có bị lỗi hay không. Còn vòng đời phát triển phần mềm – SDLC thường được sử dụng trong quá trình thiết kế, thử nghiệm và phát triển phần mềm chất lượng cao. Mục tiêu chính của quá trình này là để tạo ra các sản phẩm phần mềm với chất lượng tốt nhất đến tay khách hàng, vượt xa sự mong đợi với chi phí và thời gian tiết kiệm hơn.

Các hoạt động của SDLC bao gồm:

  • Lập kế hoạch phát triển: Trước tiên để bắt đầu phát triển phần mềm bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho quá trình này. Chính vì thế, giai đoạn này sẽ thường được phân tích bởi các kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Tất cả tài liệu phục vụ cho dự án sẽ được tạo ngay khi thu thập và phân tích dữ liệu từ khách hàng.
  • Tiến hành thực hiện: Ở hoạt động này, các kỹ sư phần mềm sẽ bắt đầu phân tích mã dựa theo yêu cầu từ bản kế hoạch.
  • Test phần mềm: giai đoạn quan trọng này giúp bạn nhanh chóng tìm ra lỗi hoặc những lỗ hổng cần khắc phục trong phần mềm.
  • Ghi chép tài liệu: Mỗi tài liệu quan trọng trong dự án đều được ghi lại để thuận tiện hơn cho việc xem lại sau này.
  • Bảo trì sản phẩm: Ngay sau khi phát hành sản phẩm sẽ được bảo trì theo đúng chu kỳ.
  • Duy trì sản phẩm: Việc duy trì này là rất cần thiết cho mỗi sản phẩm, bạn có thể sửa đổi bổ sung các tính năng, tuy nhiên công việc chính vẫn là giám sát hệ thống, sửa đổi lỗi bổ sung và thay đổi nếu có yêu cầu.

Lợi ích của vòng đời phát triển phần mềm – SDLC

  • Là cầu nối giúp giữ liên lạc giữa các kênh có liên quan với nhóm thực hiện.
  • Phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận có liên quan như nhà phát triển, đội nhóm thiết kế, người phân tích và quản lý dự án.
  • Xác định rõ ràng đầu ra cho sản phẩm.
  • Phân tích đầy đủ các hành động đã được hoàn thành trước đó.

Tầm quan trọng của quy trình phát triển phần mềm

Hiện nay quy trình phát triển phần mềm là 1 trong những quy trình không thể thiếu trong việc tạo ra sản phẩm phần mềm, không chỉ giúp đảm bảo chất lượng mà nó còn đem lại các lợi ích sau:

  • Đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hoặc dự án theo yêu cầu.
  • Đáp ứng được các yêu cầu sử dụng cá nhân. Ví dụ: khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào bạn đều có thể yêu cầu phát triển phần mềm quản lý doanh thu hoặc quản lý hàng hóa……
  • Quy trình phát triển phần mềm càng rõ ràng sẽ giúp việc quản lý các dự án Agile, Scum, Waterfull trở nên hiệu quả hơn.
  • Việc quản lý về chất lượng sản phẩm tốt hơn sẽ có lợi trong quá trình tiếp cận mô hình kỹ thuật vào quy trình phát triển phần mềm.

6 bước quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm

Để tạo ra phần mềm với chất lượng tốt nhất thì bạn cần tuân thủ theo 6 bước quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm như sau:

quy trinh phat trien phan mem

Bước 1: Thu thập thông tin và phân tích các yêu cầu

Trước tiên để phát triển phần mềm, nhóm kỹ sư phần mềm cần đi thu thập các thông tin có liên quan tới dự án để có thể đưa ra được ý tưởng chung phục vụ cho việc lên kế hoạch tổng thể của dự án. Đặc biệt, trong giai đoạn này cần thu thập và ghi chú các thông tin quan trọng cần được ưu tiên giải quyết trước, từ đó mới có thể trả lời được các câu hỏi như:

  • Phần mềm này hướng tới đối tượng khách hàng nào?
  • Sau khi hoàn thành dự án, phần mềm sẽ hoạt động như thế nào?
  • Phần mềm nên bổ sung hoặc lập trình theo nguồn dữ liệu nào?
  • Xác định được đầu ra của phần mềm này?

Sau khi, tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi này bộ phận phần mềm sẽ đưa ra được kế hoạch phát triển cụ thể cho dự án. Tiếp theo, nó sẽ được phân tích để chuẩn bị tốt nhất cho quy trình phát triển.

Bước 2: Thiết kế phân mềm

Tiếp theo trong quy trình phát triển phần mềm là việc thiết kế, hoạt động này sẽ dựa vào bản thảo kế hoạch đã được chuẩn bị từ bước 1. Việc thiết kế không chỉ giúp xác định phần cứng mà nó còn giúp định hình cấu trúc tổng thể trong kiến trúc phần mềm.

Bên cạnh đó, sau khi giai đoạn này kết thúc nó sẽ là dữ liệu đầu vào cho giai đoạn sau của mô hình phát triển phần mềm.

Bước 3: Triển khai dự án

Khi nhận được tài liệu có liên quan tới phần mềm đang triển khai, sau đó các hoạt động cần làm tiếp theo sẽ được phân chia đều cho các mô – đun và đơn vị khác nhau. Đây cũng chính là giai đoạn mã hóa phần mềm, nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là phát triển các mã được tạo ra bởi nhà phát triển.

quy trinh phat trien phan mem

Bước 4: Kiểm tra phần mềm

Sau khi đọc và tìm hiểu các thông tin có liên quan tới quy trình phát triển phần mềm thì bạn không thể bỏ qua các bước quan trọng có trong giai đoạn kiểm thử. Đây là 1 trong giai đoạn quan trọng hàng đầu được thực hiện bởi nhóm kiểm thử viên.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp kiểm tra, phát hiện lỗi hoặc các lỗ hổng đang xảy ra trong dự án nếu các lỗi này không được khắc phục sớm và tiếp diễn trong khoảng thời gian dài thì sẽ làm thời gian viết code dài hơn và lặp đi lặp lại trong thời gian dài làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của dự án.

Thêm vào đó, trong giai đoạn kiểm thử này các loại kiểm thử như kiểm thử chức năng, kiểm thử đơn vị, kiểm thử hệ thống, kiểm thử tích hợp, kiểm thử phi chức năng…… đều có thể được thực hiện.

Bước 5: Triển khai

Sau khi các lỗi được khắc phục trong giai đoạn kiểm thử ở trên thì việc tiếp theo trong quy trình phát triển phần mềm là triển khai dự án. Các mã được lập trình xong sẽ được bàn giao cho đối tác, khách hàng sử dụng.

Kiểm thử Beta chính là bước đầu tiên để kiểm tra về chức năng của sản phẩm dự án, nếu có lỗi phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động hệ thống sẽ tự động gửi thông báo tới nhóm kỹ sư phát triển phần mềm để chúng nhanh chóng được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Bước 6: Bảo trì sản phẩm

Khi sản phẩm được đưa vào hoạt động, chắc chắn các vấn đề liên quan tới sản phẩm như hiệu suất, vận hành, chức năng….. bắt đầu hiển thị lên theo thời gian. Nhưng khi bảo trì sản phẩm theo đúng chu kỳ thì mặc định các vấn đề trên sẽ hạn chế xảy ra.

Các mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất hiện nay

Sự thành công của phần mềm không do quy trình phát triển phần mềm mà khi áp dụng đúng mô hình phát triển phù hợp nó cũng sẽ giúp tăng độ hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm. Các mô hình phát triển đó bao gồm:

Mô hình thác nước – Waterfall Mode

quy trinh thac nuoc trong mo hinh phat trien phan mem

Là mô hình được áp dụng đúng theo trình tự của mô hình phát triển phần mềm. Hiểu đơn giản thì chúng chỉ được bắt đầu ở giai đoạn kế tiếp ngay khi giai đoạn trước đó đã kết thúc. Được biết tới là mô hình phát triển đầu tiên được ra đời phục vụ cho việc phát triển phần mềm. Tuy nhiên, mô hình này chỉ các tác dụng khi áp dụng cho các phần mềm ít bị thay đổi về yêu cầu.

Ưu điểm:

  • Thao tác sử dụng dễ dàng, làm quen nhanh và dễ tiếp cận.
  • Hoạt động với các giai đoạn rõ ràng và chi tiết.
  • Kiểm tra từng giai đoạn giúp nhanh chóng phát hiện ra lỗi đang tồn tại trong hệ thống.

Nhược điểm:

  • Khó để xác định được đâu là giai đoạn kết thúc của mô hình này.
  • Chưa thực sự linh hoạt, khó có thể điều chỉnh được phạm vi hoạt động gây tốn kém về chi phí cũng như mất nhiều thời gian.

Mô hình chữ V – V Shaped Model

Được xem là mô hình mở rộng của mô hình thác nước, tuy nhiên chúng không di chuyển theo thứ tự nhất định mà thường xuyên thay đổi, di chuyển theo mô hình chữ V

Áp dụng với các phần mềm đã được xác định rõ ràng, mọi thứ trong phần mềm như công cụ đều phải được tìm hiểu trước khi sử dụng mô hình này.

quy trinh phat trien phan mem

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng
  • Mỗi giai đoạn sẽ có mức thời gian hoàn thành cụ thể.
  • Verification và validation sẽ sớm được hoàn thành trong giai đoạn phát triển của quy trình phát triển phần mềm.

Nhược điểm:

  • Khó có thể điều chỉnh được phạm vi hoạt động.

Mô hình xoắn ốc – Spiral Model

Mô hình này hoạt động dựa trên các tính năng của prototyping và mô hình thác nước. Thường được áp dụng trong các dự án phần mềm lớn, độ phức tạp cao.

Các giai đoạn thực hiện trong mô hình này hoàn toàn tương tự so với mô hình thác nước cả về thứ tự, kế hoạch lẫn hoạt động đánh giá rủi ro của dự án.

Ưu điểm:

  • Sớm phát hiện lỗi và giúp cho quá trình thực hiện Estimates trở nên thực tế và ổn định hơn.
  • Được sự hỗ trợ từ nhóm developers
  • Rủi ro sẽ được quản lý theo phase

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao, mất nhiều thời gian để hoàn thành sản phẩm.
  • Người thực hiện phải có kỹ năng chuyên môn cao mới có thể đánh giá và xác định rủi ro.
quy trinh phat trien phan mem

Agile Model

Nó có thể được sử dụng trong bất kỳ dự án phần mềm nào nhưng để có thể sử dụng thì cần phải nhận được sự tương tác của khách hàng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian ngắn chúng cũng có thể sử dụng khi các chức năng khách hàng yêu cầu đã sẵn sàng.

Ưu điểm:

  • Rút ngắn thời gian hoàn thành nhưng vẫn có thể đảm bảo được chức năng của hệ thống.
  • Đem tới phần mềm với chất lượng cao đúng theo mong muốn của khách hàng.

Nhược điểm:

  • Để áp dụng thành công mô hình này cần phải dựa vào kỹ năng của người phân tích phần mềm.

Mô hình tăng trưởng – Incremental Model

Đối với mô hình này sẽ chia dự án thành nhiều phần nhỏ cần thực hiện và việc quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn. Trong đó, với mỗi module sẽ có các yêu cầu riêng về thiết kế và quy trình thực hiện nhưng vẫn đảm bảo theo vòng đời của quy trình phát triển phần mềm.

Ưu điểm:

  • Có sự linh hoạt trong mô hình phát triển, tiết kiệm chi phí
  • Quá trình kiểm tra, sửa lỗi trở nên đơn giản hơn khi áp dụng mô hình này.

Nhược điểm:

  • Cần có plan và thiết kế quy trình rõ ràng.
  • Tổng chi phí của quy trình này có thể sẽ cao hơn so với mô hình thác nước.

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tổng quát về quy trình phát triển phần mềm và những mô hình phổ biến áp dụng trong việc phát triển phần mềm. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích tới bạn giúp bạn xây dựng quy trình hiệu quả và chọn được mô hình phù hợp cho dự án của mình.

Bài trước

Ở đâu cung cấp khóa học tester online uy tín, chất lượng?

Bài tiếp theo

Trái nghành học Tester có được không? Lộ trình học hiệu quả

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone