Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Để quá trình kiểm thử phần mềm đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm được thời gian lẫn công sức trong quá trình truy tìm các lỗi. Khi tiến hành Tester cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Vậy đó là những nguyên tắc nào? Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy cùng Daotaotester.vn tìm hiểu về 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm cốt lõi nhất.
Tại sao kiểm thử phần mềm lại rất quan trọng?
Với bất cứ sản phẩm hay phần mềm nào thì việc kiểm thử có vai trò rất quan trọng. Bởi nếu phát hiện lỗi sớm thì có thể giải quyết trước khi chuyển giao sản phẩm phần mềm. Khi phần mềm được kiểm tra đúng cách sẽ đảm bảo độ tin cậy cùng sự bảo mật, hiệu suất cao.
Kiểm thử thành công phát hiện và khắc phục lỗi càng sớm càng tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cùng nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Quá trình kiểm thử phần mềm là điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi phần mềm.
Có rất nhiều ví dụ về tầm quan trọng của kiểm thử:
- Vào tháng 4 năm 2015, thiết bị đầu cuối của Bloomberg ở London đã gặp sự cố do trục trặc phần mềm. Điều này làm ảnh hưởng đến hơn 300.000 nhà giao dịch trên thị trường tài chính. Nó đã khiến chính phủ phải hoãn việc bán khoản nợ 3 tỷ bảng Anh.
- Cũng vào năm 2015, máy bay chiến đấu F-35 gặp phải lỗi phần mềm khiến nó không thể phát hiện mục tiêu chính xác.
- Hay Starbucks là ví dụ điển hình khi phải đóng cửa khoảng 60% cửa hàng tại Mỹ và Cannada. Bởi xuất hiện lỗi phần mềm trong hệ thống POS của mình. Có những thời điểm thì cửa hàng đã phục vụ cà phê miễn phí bởi không thể xử lý được giao dịch.
- Cũng do trục trặc phần mềm mà một số nhà bán lẻ bên thứ ba của Amazon thấy giá sản phẩm của họ đã giảm xuống còn 1 xu do trục trặc phần mềm. Điều này khiến họ bị tổn thất tài chính vô cùng nặng nề,…
7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm nâng Level cho Tester
Chứng minh sự hiện diện của lỗi
- Kiểm thử nhằm mục đích tìm ra bug (lỗi) xuất hiện trong sản phẩm hay phần mềm để developer tiến hành sửa chữa chúng. Việc kiểm thử sẽ nhằm đảm bảo tất cả các lỗi tiềm ẩn sẽ bị bỏ qua trong giai đoạn phát triển phần mềm sẽ được phát hiện ra.
- Chỉ khi trải qua quá trình kiểm thử thì tất cả các sản phẩm có chất lượng tốt nhất mới được đưa đến tay khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là sản phẩm hiện tại không hề có lỗi 100%. Thực tế cho thấy nhiều phần mềm hay ứng dụng xuất hiện lỗi trong quá trình đưa ra thị trường.
- Do đó thì việc kiểm thử chỉ giúp làm giảm thiểu tối đa lỗi của sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể. Quan trọng nhất đó là Tester cần phải thiết kế được bộ Test Case có mức độ bảo phủ rộng để tìm đưucọ càng nhiều bug càng tốt.
Kiểm thử toàn bộ là không khả thi
- Là 1 trong số 7 nguyên tắc kiểm thử chỉ ra rằng rất khó để kiểm tra hầu hết các Module cũng như các tính năng cùng kết hợp đầu vào lẫn đầu ra trong suốt quá trình kiểm thử. Những sản phẩm phần mềm hiện nay rất đa dạng và phức tạp, được phát triển trên nhiều nền tảng.
- Ngoài ra ngày càng nhiều công nghệ mới và khả năng kết nối dữ liệu lớn,… sẽ khiến việc kiểm thử tất cả là không thể thực hiện được. Thay vì kiểm thử tất cả thì hãy xác định mức độ quan trọng và độ ưu tiên của các Module giúp kiểm thử những phần cần thiết hoặc gặp nguy cơ nhiều hơn.
Kiểm tra thực hiện càng sớm càng tốt
- Trong quy trình phát triển phần mềm thì việc kiểm thử càng sớm càng tốt là nguyên tắc bất di bất dịch. Bởi nó ảnh hưởng dến chất lượng của phần mềm cùng tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc cho dự án. Việc kiểm thử nên tiến hành từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm.
- Lỗi được sửa càng sớm sẽ đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng phần mềm được nâng cao đáng kể.
Lỗi được phân bố tập trung
- Một trong số 7 nguyên tắc kiểm thử quan trọng. Nguyên tắc này được hiểu là chỉ một số ít Module chứa phần lớn số lỗi phát hiện được. Những Module này là các thành phần và chức năng chính của hệ thống. Điều này cũng hoàn toàn đúng theo nguyên lý 80 – 20: 80% số lỗi tìm thấy ở chỉ 20% module.
- Dựa trên kinh nghiệm thì các Tester cũng sẽ các định được các Module có tính rủi ro và nhiều lỗi. Đồng thời giúp tập trung tìm kiếm lỗi nhanh và hiệu quả hơn. Tuy vậy thì cách tiếp cận này cũng sẽ ẩn chứa nhiều vấn đề: khi kiểm thử tương tự lặp lại sẽ thấy những test case cũ và khó tìm được thêm bug mới.
Nghịch lý thuốc trừ trâu
- Quy tắc này xuất phát từ đời sống thực tế cụ thể là trong trồng trọt khi người nông dân sử dụng lặp lại một liều thuốc trừ sâu. Khi đó thì các loại sâu bệnh sẽ dần thích nghi và nhờn với loại thuốc trừ sâu đó.
- Tương tự với kiểm thử phần mềm là gì? thì khi lặp lại một test case thì xác xuất tìm được lỗi là rất thấp. Bởi khi đó hệ thống được hoàn thiện hơn và lỗi tìm thấy được sửa theo test case cũ. Để khắc phục vấn đề này thì test case cần phải được thường xuyên xem lại, chỉnh sửa cùng thêm nhiều test mới.
- Ngoài ra thì Tester cũng không nên phụ thuộc quá nhiều các kỹ thuật test có sẵn. Đồng thời bạn cần phải cải tiến liên tục các phương pháp có sẵn để làm việc kiểm thử hiệu quả hơn.
Kiểm thử phụ thuộc vào “ngữ cảnh”
- Nói một cách đơn giản thì việc kiểm thử một trang thương mại điện tử sẽ khác cách test một ứng dụng. Bởi mỗi phần mềm sẽ được phát triển theo cách khác nhau và việc áp dụng cùng một cách giải là không thể được.
- Bạn cần sử dụng những cách tiếp cận cùng phương thức và kỹ thuật kiểm tra hay loại kiểm thử khác nhau dựa trên loại phần mềm, ứng dụng hay trang web. Đây là 1 trong 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm rất quan trọng mà bạn cần chú ý.
Quan niệm về việc hết lỗi
- Nguyên tắc này khuyến khích các Tester xác nhận xem ứng dụng có đáp ứng được những yêu cầu của người dùng hay không. Khi ứng dụng không phù hợp với quan điểm khách hàng thì việc tìm và sửa lỗi sản phẩm sẽ không có ý nghĩa và mọi công sức đều lãng phí.
- Bởi phần mềm không thể hết lỗi được đặc biệt là khi phần mềm được kiểm thử trên các yêu cầu bị sai. Kiểm thử không chỉ là tìm ra những khiếm khuyết mà còn đảm bảo phần mềm sẽ giải quyết các nhu cầu của doanh nghiệp. Quan điểm của việc hết lỗi là mỗi sai lần đặc biệt là khi không đáp ứng được nhu cầu.
Câu hỏi thường gặp về kiểm thử phần mềm
Bắt buộc phải đưa ra lỗi khi kiểm thử?
Thiết kế phần mềm là một quá trình hết sức phức tạp và khó đưa ra được sản phẩm chất lượng ở thời điểm ban đầu. Bởi phần mềm vẫn có thể xảy ra lỗi ngay cả khi được kiểm thử nghiêm ngặt.
Do đó mà Tester cần phải áp dụng các phương pháp và kỹ thuật để phát hiện các lỗi trong phần mềm. Từ đó đưa ra phương hướng giải quyết nhanh chóng trước khi bàn giao cho khách hàng.
Lỗi được tìm thấy ở đâu?
- Khi tiến hành kiểm thử phần mềm thì bạn sẽ nhận thấy tất cả các lỗi sẽ liên quan đến tính năng nhất định của hệ thống.
- Áp dụng nguyên lý Pareto hoặc quy luật 80/20 đã để cập ở 7 nguyên tắc kiểm thử ở trên thì có khoảng 80% kết quả và 20 % nguyên nhân. Như vậy thì 80 % lỗi của phần mềm sẽ được tìm thấy trong 20% tính năng của hệ thống.
Kiểm thử phần mềm trong thời gian nào hiệu quả nhất?
Việc kiểm thử phần mềm cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Trong giai đoạn phát triển phần mềm thì bạn cần phải tiến hành kiểm thử lỗi. Khi phát hiện lỗi trong giai đoạn này sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc khắc phục sau này.
Có nên tái sử dụng lại Test Case?
Nếu Tester sử dụng lặp lại bộ Test Case thì những lần sau sẽ rất khó để phát hiện lỗi mới. Bởi sau một số lần kiểm thử thì hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mà Tester cần phải liên tục thay đổi và thêm bộ test case mới giúp phát hiện lỗi chính xác hơn.
Đến đây thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn về 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm để áp dụng vào quá trình kiểm thử hiệu quả. Từ đó tạo ra được sản phẩm phần mềm chất lượng nhất để đưa ra thị trường. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới ngay nhé!