Chi tiết bài viết

Manual Test kỹ thuật test không thể thiếu để tạo nên các dự án phần mềm chất lượng. Nhờ sự hỗ trợ từ kỹ thuật này bạn có thể nhanh chóng tìm ra lỗi đang tồn tại trong phần mềm. Vậy Manual Testing là gì? Quá trình kiểm thử với Manual Test bao gồm những giai đoạn nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Daotaotester.vn trong bài viết dưới đây nhé!

Manual Test

Manual Test là gì?

Manual Test phương pháp kiểm thử tự động bằng tay mà không cần sử dụng tới bất cứ công cụ kiểm thử tự động nào hiện nay. Mục tiêu lớn nhất của phương pháp kiểm thử này đó chính là tìm ra lỗi, lỗ hổng đang xảy ra trong ứng dụng, phần mềm.

Bên cạnh đó đây còn là phương pháp kiểm thử truyền thống có thể áp dụng cho bất cứ ứng dụng phần mềm nào, đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng được công cụ test tự động thì trước tiên bạn phải kiểm thử chúng với phương pháp Manual Test, điều này cũng chứng minh tầm quan trọng nó đối với quá trình kiểm thử.

Vì sao nên thực hiện kiểm thử Manual Test

Với bất kỳ sản phẩm phần mềm hoặc ứng dụng nào được tung ra thị trường thì chúng đều được kiểm thử trước, nếu có lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của người dùng. Chính vì thế thực hiện Manual Test là công việc nên làm để hạn chế tình trạng trên xảy ra. Bên cạnh đó khi kiểm thử với phương pháp truyền thống này còn mang tới 1 số lợi ích như:

  • Đem tới sản phẩm phần mềm hoàn thiện nhất đến tay khách hàng bởi nếu sản phẩm không có lỗi sẽ giúp quá trình sử dụng thuận tiện và khách hàng cũng sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm mà bạn và thành viên khách trong team mang lại.
  • Khi thực hiện kiểm thử theo phương pháp thủ công thì bộ phận tester sẽ thực hiện kiểm thử trong vai trò của người dùng cuối, từ đó giúp làm quen và thích nghi với sản phẩm dễ dàng hơn.
  • Cuối cùng, thực hiện kiểm thử với Manual Test sẽ giúp xác định chính xác các trường hợp kiểm thử và nhanh chóng đưa ra các phản hồi có liên quan tới ứng dụng.
Manual Test

Các phương pháp kiểm thử Manual Test

Có nhiều phương pháp khác nhau để bạn có thể kiểm thử với Manual Test, tuy nhiên tùy vào từng yêu cầu và tiêu chí đặt ra trong từng dự án để lựa chọn ra phương pháp kiểm thử phù hợp nhất trong các phương pháp chúng tôi tổng hợp dưới đây:

Kiểm thử hộp trắng: Được thực hiện trực tiếp bởi bộ phận developers, họ sẽ kiểm tra cấu trúc mã code bên trong ứng dụng trước khi chuyển giao cho tester

Kiểm thử hộp đen: Kiểm thử chức năng chính của ứng dụng dựa trên những yêu cầu từ phía khách hàng và thường được thực hiện bởi bộ phận tester

Kiểm thử hộp xám: Là phương pháp kết hợp cả kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng.

Quy trình thực hiện Manual Testing

Hiện nay chưa có quy trình kiểm thử cụ thể cho phương pháp kiểm thử này, quy trình sẽ dự vào yêu cầu của dự án. Tuy nhiên, để thực hiện kiểm thử theo phương pháp Manual Testing hiệu quả thì bạn có thể thực hiện theo dự án sau:

Đọc và nắm rõ các yêu cầu của hệ thống

Đầu tiên để có thể thực hiện và làm theo đúng mong muốn của khách hàng thì bộ phận tester cần đọc hiểu yêu cầu của dự án đó là gì? Khách hàng đang mong đợi điều gì sau khi sản phẩm hoàn thành? Và sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu của người dùng cuối hay không?

Đó là những thông tin cơ bản mà tester cần phân tích để có thể hiểu được hành vi người dùng cũng như những thông tin cần thiết để có thể hoàn thiện bản kế hoạch kiểm thử.

Quy trình kiểm thử với Manual Testing

Chuẩn bị bộ test case

Khi đã nắm rõ về các yêu cầu từ phía khách hàng thì bạn cần viết bộ test case hoàn chỉnh với đầy đủ các nội dung cần thiết, đồng thời cũng lên kế hoạch kiểm thử để test chức năng và đo lường kết quả sau này.

Xem xét các trường hợp kiểm thử xảy ra

Tổ chức buổi thảo luận với khách hàng để đánh giá, xem xét lại các trường hợp test có thể xảy ra để có thể kịp thời thay đổi hoặc bổ sung nội dung mới trước khi bắt đầu thực hiện dự án. Việc làm này sẽ tiết kiệm thời gian hơn cho việc phát triển và hoàn thiện dự án sau này.

Thực hiện các trường hợp kiểm thử

Bước tiếp theo bạn có thể bắt đầu kiểm thử Manual Test bằng các phương pháp đã liệt kê ở trong kế hoạch.

Tìm lỗi để xác định các lỗ hổng đang tồn tại trong phần mềm để không làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng của người dùng sau này. Nhưng để thực hiện tốt các công việc này bộ phận tester cần kiểm thử chi tiết từng bước một hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các công cụ theo dõi lỗi như Jira.

Báo cáo lỗi

Sau khi tìm và phát hiện ra các lỗi, nhóm tester trong dự án sẽ note lại và chuyển toàn bộ dữ liệu đó cho bộ phận Dev dưới dạng báo cáo hoàn chỉnh để các lỗi nhanh chóng được khắc phục. Bên cạnh đó, tester cần ghi chú từng trường hợp kiểm thử thành công và trường hợp nào không thể test để lên kế hoạch kiểm thử lại.

Kiểm tra lại phần mềm

Cuối cùng khi lỗi đã được sửa, dự án phần mềm hoàn chỉnh sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra. Lúc này bộ phận kiểm tra sẽ kiểm tra lại phần mềm 1 lần nữa để xem lỗi đã được xử lý thành công chưa.

Phân biệt sự khác nhau giữa Manual Test với Automation Test

maunual test
Manual TestAutomation Test
Để có thể thực hiện được phương pháp kiểm thử Manual Test cần có sự hỗ trợ và vận hành từ con người.Automation test sẽ ngược lại, công cụ này bạn chỉ cần sử dụng các công cụ kiểm thử tự động để thực hiện các trường hợp kiểm thử có thể xảy ra.
Do kiểm thử theo các thủ công truyền thống nên yêu cầu nhiều về thời gian, chi phí và nhân lực.Tiết kiệm thời gian, chi phí và không yêu cầu nhiều nhân lực. Kiểm thử tự động giúp cho hoạt động chạy thử nghiệm trở nên dễ dàng hơn.
Kiểm thử trong bất cứ trường hợp và với bất cứ ứng dụng nào.Kiểm thử tự động này chỉ phù hợp khi bạn kiểm thử theo phương pháp Regression Testing
Công việc kiểm thử Manual Test thường xuyên lặp đi lặp lại tạo cảm giác nhàm chán.Mọi công việc đều được thực hiện bởi phần mềm hoặc công cụ nhất định

Ưu và nhược điểm của Manual Test

Ưu điểm

  • Đem tới sự thuận tiện trong quá trình test giao diện từ đó giúp bạn nhanh chóng thu hồi kết quả có liên quan 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất về giao diện cần kiểm thử.
  • Không tốn quá nhiều thời gian trong khi kiểm thử kể cả khi phần mềm có sự thay đổi về chức năng.
  • Đem lại nhiều kỹ năng cho người kiểm thử và giúp tìm ra các lỗi tiềm ẩn trong phần mềm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhược điểm

  • Quá trình test và tìm lỗi bug mất nhiều thời gian.
  • Thực hiện thủ công thì khó có thể kiểm soát hoàn hoàn 100% như các công cụ test tự động.
  • Việc thực hiện trở nên khó khăn hơn nếu như dự án thực hiện là công việc dạng performance testing và stress testing.
  • Khó phát hiện lỗi điều này có thể vô tình làm ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành dự án và mất nhiều phi phí hơn.

>>> Xem thêm: Kiểm thử phần mềm là gì? Những lưu ý khi thực hiện kiểm thử

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn các thông tin có liên quan tới công cụ kiểm thử truyền thống – Manual test. Mong rằng thông tin trên hữu ích tới bạn giúp bạn hiểu và có thể áp dụng chúng trong các dự án công việc sắp tới, cảm ơn bạn đã đón đọc!

Bài trước

Bật mí 7 nguyên tắc kiểm thử phần mềm Tester cần biết

Bài tiếp theo

Unit Test là gì? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện Unit Test cho người mới

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone