Chi tiết bài viết

Unit Test là phương pháp kiểm thử phần mềm khác phổ biến hiện nay và đây chúng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các dự án phát triển phần mềm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các thông tin có liên quan tới Unit Test cũng như cách thực hiện nó trong quá trình kiểm thử phần mềm thực tế thì đừng bỏ lỡ những thông tin có trong bài viết dưới đây của Daotaotester.vn nhé!

Unit Test

Tìm hiểu các thông tin chung về Unit Test

Khái niệm Unit Test là gì?

Kiểm thử đơn vị – Unit Test là phương pháp kiểm thử nhằm mục đích kiểm thử các thành phần đơn lẻ của phần mềm để xác định các chức năng đó đã hoạt động ổn định hay chưa.

Phương pháp này thường được thực hiện trong giai đoạn phát triển phần mềm (giai đoạn mã hóa), trong quá trình đó chúng sẽ tiến hành cô lập một phần trong đoạn code sau đó xác minh lại tính xác thực của nó. Trong đó mỗi đơn vị có thể là chức năng, mô – đun, phương pháp hoặc có thể là đối tượng riêng lẻ.

Ngoài ra có phương pháp kiểm thử như V Model, SDLC, Unit Test sẽ đều được thực hiện trước khi quá trình kiểm thử tích hợp xảy ra. Chính vì thế, quá trình kiểm thử đơn vị khá quan trọng bởi khi chúng được thực hiện đúng quy trình sẽ giúp cho tester nhanh chóng phát hiện ra lỗi tiềm ẩn khó có thể tìm thấy trong các giai đoạn phát triển sau này của dự án.

Vì sao nên thực hiện kiểm thử với Unit Test

Unit Test rất quan trọng tuy nhiên nếu thời gian hoàn thành không đảm bảo thì làm ảnh hưởng trực tiếp tới dự án đang thực hiện hơn nữa còn có thể làm tăng chi phí bảo trì trong quá trình thực hiện System Testing, Integration Testing và Beta testing.

Tuy nhiên nếu kiểm thử đơn vị được thực hiện từ giai đoạn phát triển đầu tiên nó sẽ giúp rút ngắn thời gian hoàn thành và tiết kiệm chi phí của dự án. Bên cạnh đó, khi thực hiện Unit Test còn mang tới 1 vài lợi ích cơ bản như:

  • Thực hiện Unit Test sẽ nhanh chóng tìm và sửa lỗi trong quá trình phát triển của dự án
  • Giúp bộ phận developers hiểu được code kiểm thử từ đó có thể điều chỉnh và thay đổi để phù hợp hơn với dự án.
  • Được xem như là tài liệu hữu ích của dự án phần mềm.
  • Có thể sử dụng lặp lại các đoạn mã Unit Test, bên cạnh đó bạn cũng có thể di chuyển mã và thực hiện kiểm thử sang dự án có liên quan khác.
Unit Test

Chi tiết cách thực hiện Unit Test chung cho các dự án phần mềm

Trước tiên để có thể thực hiện kiểm thử đơn vị – Unit Test thì các Developers cần lập trình mã code để phục vụ cho việc kiểm thử các chức năng đơn lẻ cần thực hiện trong dự án đó. Để quá trình kiểm thử chính xác hơn thì dev có thể cô lập đoạn mã chức năng này điều này cũng cho thấy chức năng đang kiểm thử không liên quan tới các chức năng khác và chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

Nhưng để có thể thực hiện Unit Test hiệu quả và thành công thì cần dựa vào 2 cách thức thực hiện chính đó là kiểm thử tự động – automation test và kiểm thử thủ công – manual test. Trong đó:

Kiểm thử tự động – Automation test

Đối với phương pháp này, các công việc cơ bản cần thực hiện như sau:

  • Bộ phận Developers sẽ lên đoạn mã code chi tiết chỉ để phục vụ cho quá trình kiểm thử chức năng đơn lẻ nào đó. Tiếp theo đoạn mã này sẽ được thực hiện cuối cùng đoạn mã sẽ được xóa đi để kiểm tra kết quả đạt được.
  • Cô lập chức năng trên bao gồm sao chép mã, dán mã vào chính môi trường đang thực hiện kiểm thử đang thực hiện việc này sẽ giúp chứng minh các chức năng riêng lẻ có thể hoạt động mà không phụ thuộc vào chức năng, đơn vị hoặc các không gian chứa dữ liệu có liên quan.
  • Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng Framework trong Unit Test để thực hiện các trường hợp kiểm thử tự động có thể xảy ra. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các framework tự động, phát triển mã, kiểm thử để xác minh lại tính xác thực của mã đó. Đặc biệt trong quá trình này các trường hợp test không thành công sẽ được hệ thống tự động gắn cờ hoặc cảnh báo, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi để framework có thể tiếp tục hoặc dừng lại.

Kiểm thử thủ công – Manual Test

Mặc dụ quá trình thực hiện Unit Test đa số sẽ sử dụng phương pháp kiểm thử tự động như với vài trường hợp đặc biệt bạn bắt buộc phải test thủ công bằng tay. Với cách kiểm thử thủ công sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu hướng dẫn có liên quan.

Công cụ Unit Test phổ biến nhất hiện nay

Trong quá trình thực hiện Unit Test sẽ có 1 vài tools tự động hỗ trợ cho đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng dự án như:

Junit

Là công cụ kiểm thử tự động miễn phí hỗ trợ đối với ngôn ngữ kiểm thử Java, nó cung cấp các dữ liệu cần thiết giúp xác nhận phương pháp kiểm thử đang sử dụng. Chúng hoạt động bằng cách kiểm tra dữ liệu sau đó chèn chúng vào đoạn mã.

Unit Test

NUnit

Là công cụ được sử dụng khá phổ biến trong quá trình thực hiện Unit Test đặc biệt chúng được sử dụng cho toàn bộ ngôn ngữ .net. Hoạt động dưới dạng mã nguồn mở cho phép bạn có thể viết lệnh code theo cách thủ công. Bên cạnh đó chúng còn cung cấp tới bạn các bài kiểm tra dựa vào hệ thống dữ liệu chạy song song.

JMockit

Là công cụ kiểm thử với đơn vị mã nguồn mở, được bao phủ bởi các dữ liệu xác thực. Hơn nữa, chức năng Mocking API cho phép ghi chép, xác minh và chúng cũng cung cấp các dữ liệu khác như dữ liệu bao phủ, dữ liệu bao phủ vùng dữ liệu…….

EMMA

Bên cạnh các công cụ trên thì Emma cũng là công cụ cung cấp mã nguồn mở phù hợp để thực hiện báo cáo, phân tích toàn bộ dữ liệu được viết bằng ngôn nhữ Java. Công cụ này sẽ hỗ trợ dữ liệu bao phủ dưới dạng method, line, basic block.

PHPUnit

Là công cụ kiểm thử đơn vị dành cho các lập trình viên PHP. Chúng hoạt động bằng cách kiểm thử riêng lẻ từng đơn vị. Công cụ cho phép dev xác nhận trước để có thể xác nhận hệ thống đang hoạt động theo trình tự nhất định.

Unit Test

Ưu và nhược điểm của Unit Test

Ưu điểm

  • Có thể kiểm thử bất cứ đoạn code nào, Unit Test giúp bạn kiểm soát và phát hiện lỗi 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất. Giúp duy trình sự ổn định của PM từ đó rút ngắn thời gian và công sức so với việc kiểm thử như cách truyền thống.
  • Nhanh chóng phát hiện các đoạn mã chưa thực sự hiệu quả.
  • Xử lý hệ thống, thiết kế và mô hình thiết kế.
  • Các vấn đề có thể xảy ra trong tình huống hẹp sẽ nhanh chóng được phát hiện.
  • Tạo những rào chắn bảo vệ an toàn, hạn chế tình trạng rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh những vấn đề trên, Unit Test còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Giúp giảm bớt khối lượng công việc cho QA
  • Mang lại hiệu quả công việc cao.
  • Đánh giá năng lực của tester, nếu các testcase pass đều thì chứng tỏ năng lực và tốc độ làm việc của bạn cao.

Nhược điểm

  • Không thể kiểm soát và tìm ra lỗi trong mọi chương trình,
  • Với bản chất kiểm thử với đoạn code riêng lẻ, vì thế chúng không thể tìm ra lỗi trên cả hệ thống dữ liệu lớn.
  • Chỉ có thể sử dụng Unit Test để kiểm thử mã trong thời điểm nhất định.
  • Toàn bộ lỗi trong quá trình này cần được sử trước khi bước vào giai đoạn SDLC.

Như vậy bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới bạn những thông tin có liên quan tới Unit Test. Nó có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào ứng dụng phần mềm đang thực hiện. Mong rằng thông tin trên là hữu ích tới bạn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé!

>>>Xem thêm: Manual Test là gì? Sự khác nhau giữa Manual Test và Automation Test

Bài trước

Manual Test là gì? Sự khác nhau giữa Manual Test và Automation Test

Bài tiếp theo

Automation test là gì? Quy trình kiểm thử tự động chuẩn

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone