Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Trong ngành công nghệ thông tin, chắc hẳn chúng ta đã nghe đến những ngôn ngữ lập trình được thiết kế cho các lập trình viên sử dụng. Đó là các kiểu ngôn ngữ được sử dụng để viết lên các phần mềm, ứng dụng trên các nền tảng theo các kiểu cấu trúc khác nhau. Trong các ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ lập trình bậc cao là nhóm ngôn ngữ chính. Vậy ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì? Và các loại ngôn ngữ lập trình bậc cao có tính ứng dụng như thế nào với máy tính.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì?
Ngôn ngữ lập trình bậc cao được hiểu là kiểu ngôn ngữ máy tính có tính trừu tượng cao. Trong tiếng anh cũng như trong thuật ngữ của dân IT, kiểu ngôn ngữ này được gọi là high level programming language. Đặc điểm của các ngôn ngữ lập trình bậc cao là có thể sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tự nhiên, tự động trong các khu vực quan trọng của hệ thống điện toán. Nhờ vậy trong quy trình phát triển phần mềm, các ngôn ngữ lập lập trình bậc cao dễ hiểu hơn các ngôn ngữ lập trình bậc thấp.
>>> Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa ngôn ngữ bậc cao, ngôn ngữ bậc thấp.
Cụ thể hơn, do bản chất là thân thiện với CPU của máy tính, quá trình thông dịch đơn giản nên các ngôn ngữ bậc thấp thường được dùng để viết hệ điều hành và viết mã cho các chương trình cơ sở. Trong khi đó, do tính trừu tượng cao nên các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao cũng đa dạng hơn như: ứng dụng, phần mềm trên đa nền tảng, đa cấu trúc… Chính vì vậy, có thể hiều, ngôn ngữ lập trình bậc cao có hình thức gần như ngôn ngữ tự nhiện của con người, độc lập, ít phụ thuộc vào loại thiết bị.
5 dạng ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến
Hiện nay, có tới hơn 20 loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, việc lựa chọn sử dụng loại ngôn ngữ lập trình phụ thuộc vào phần mềm được phát triển và độ thông thạo của lập trình với đối với từng kiểu ngôn ngữ. Dưới đây là 5 loại ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Ngôn ngữ lập trình Java
Đa phần các chương trình, phần mềm hiện nay được viết bới Java. Sự phổ biến của loại ngôn ngữ này kết hợp với các tính năng chính, là cơ sở tạo nên nền tảng mã nguồn mở đa dạng mục đích sử dụng, tối ưu trên đa dạng thiết bị.
Trong các loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, Java chỉ xếp sau hệ điều hành Android. Các trang web lớn như Linkedin vẫn đang sử dụng loại ngôn ngữ này cho website của mình. Thậm Oracle còn đang sử dụng Java để phát triển tất cả các ứng dụng của mình.
Ngôn ngữ lập trình JavaScript
Nếu như Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến để phát triển phần mềm, ứng dụng. Thì JavaScript lại là ngôn ngữ lập trình bậc cao viết lên các trang web động trong cuỗi website hiện đại. Không chỉ dừng lại ở thiết kế website, JavaScript còn trở thành nền tảng cho các môi trường máy chủ như Node.Js, phát triển các ứng dụng trên di động cũng như deskop.
Ngôn ngữ lập trình Go,Golang
Sinh sau, đẻ muộn trong những ngôn ngữ lập trình, nhưng do được phát triển bởi Google mà Go ưu việt hơn so với các ngôn ngữ trước ở khả năng ứng dụng trên các nền tảng đa lõi của bộ vi xử lý. Tức là thay vì chỉ trông chờ tài nguyên cung cấp bởi hệ điều hành và xử lý thì các phần mềm được viết bởi Go có thể tương tác trực tiếp với nền tảng đa lõi giúp cho việc xử lý nhanh hơn rất nhiều.
Ngôn ngữ lập trình C
C language là ngôn ngữ phổ lập trình bậc cao phổ biến thứ 2 chỉ sau Java. C là phiên bản trước của C++ chính vì thế nó đơn giản hóa và cũng ít chức năng hơn. Dù bị hạn chế bởi chức năng, nhưng C lại cho phép người dùng sử dụng phần mềm trên các thiết bị có bộ nhớ hạn chế.
Ngôn ngữ lập trình C++
Ở trên, chúng ta đã nói , ngôn ngữ C++ là phiên bản nâng cấp của ngôn ngữ C. C++ là nền tảng để phát triển 1 số kiểu ngôn ngữ máy tính khác. Ngôn ngữ này thường xuyên được sử dụng để viết các ứng dụng máy tính do phù hợp với các trình điều khiển thiết bị, trò chơi, công cụ xử lý âm thanh, hình ảnh.
Những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ lập trình bậc cao
Trong các loại ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ bậc cao được các nhà điều hành, phát triển đánh giá là dễ sử dụng do tính linh hoạt và gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên. Một số đặc điểm khác của kiểu ngôn ngữ này:
- Đơn giản hóa quá trình phát triển chương trình, phần mềm.
- Khả năng đọc hiểu của ngôn ngữ bậc cao rất dễ dàng
- Sau quá trình phát triển, dễ dàng được kiểm thử và phát hiện bugs bởi nhân viên kiểm thử
Ngôn ngữ lập trình bậc cao có ưu điểm gì?
Tính linh hoạt và tính dễ hiệu chính là 2 ưu điểm chính của ngôn ngữ lập trình bậc cao. Thế nhưng sau khi phát triển phần mềm do khả năng ứng dụng cao và đa dạng của loại ngôn ngữ này. Tuy nhiên dù có ưu điểm vượt trội so với các ngôn ngữ lập trình bậc thấp, nhưng việc sử dụng các ứng dụng được phát triển bởi ngôn ngữ bậc cao lại không thân thiện với thiết bị máy tính, tốn tài nguyên, năng lượng. Đồng thời để sử dụng các ứng dụng viết bằng: Java, C, C++… các thiết bị cần phải cài đặt chương trình thông dịch từ ngôn ngữ bậc cao của ứng dụng.
Khả năng ứng dụng của ngôn ngữ lập trình bậc cao
Trong khoa học máy tính, các ngôn ngữ lập trình bậc cao được ứng dụng để làm gì? Các loại ngôn ngữ này được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các web, hệ điều hành hay ứng dụng công nghệ.
Chỉ tính riêng ngôn ngữ Python – Ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến thứ 4 đã được sử dụng để viết hàng trăm website nổi tiếng như: Django CMS, Plone, Pyramid… Các mạng xã hội nổi tiếng như: Instagram, Mozilla
Bên cạnh đó không chỉ dừng lại ở ngành công nghệ thông tin, các ngôn ngữ lập trình bậc cao cũng được sử dụng để viết ra các phần mềm phục vụ cho lĩnh vực: vật lý, vi sinh, phát triển game…
Nhìn chung qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về top 5 ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng phổ biến hiện nay và khả năng ứng dụng của chúng trong ngành khoa học máy tính cũng như trong cuộc sống.