Chi tiết bài viết

Đặc tả yêu cầu phần mềm là công việc vô cùng then chốt trong sự phát triển của một dự án phần mềm. Tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm mô tả những mô tả chi tiết và cụ thể những điều cần phải thực hiện để phần mềm phát triển như ý muốn. vậy tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm là gì? Làm cách nào để xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu hiệu quả?

Cách xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
Phương pháp xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm

Tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm là gì?

Xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm là công việc xây dựng lại tài liệu, giấy tờ miêu tả các yêu cầu cần có cho 1 phần mềm. Tài liệu đặc tả được biểu thị dưới dạng các sơ đồ, mô hình toán học. Khi thực hiện xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm, kiểm thử viên phải tập hợp đầy đủ các kịch bản sử dụng, các nguyên mẫu hay bất kỳ các tổ hợp công cụ nói trên.

Trong 1 dự án phần mềm cần kiểm thử, tùy thuộc vào từng quá trình mà đội ngũ phát triển sẽ thực hiện test riêng rẽ từng chức năng hay kiểm thử tổng thể. Việc xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm giúp cung cấp cho tester thực hiện các chỉ số đánh giá mức độ ưu tiên của các bài test, tài nguyên thực hiện cũng như giúp đội ngũ quản lý theo dõi tiến độ của dự án.

Để đánh giá chất lượng tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm, ta căn cứ vào những đặc điểm dưới đây:

  • Sự rõ ràng trong cách trình bày
  • Sự phù hợp trong các bài test được đề xuất triển khai
  • Sự đầy đủ trong số liệu mà mô hình toán học được triển khai

>>> Testing documentation là gì? Phân loại các dạng tài liệu kiểm thử.

Những yếu tố bên trong tài liệu phần mềm được đặc tả

Đặc tả yêu cầu hệ thống

Thành phần bên trong những yêu cầu của hệ thống là software và non-software. Mọi yêu cầu về phần mềm đều lấy cơ sở từ những yêu cầu chung của hệ thống. Từ đó người triển khai dần xây dựng những yêu cầu đặc trưng riêng cho phần mềm

Đặc tả yêu cầu phần mềm

Như đã nói ở trên, các yêu cầu của phần mềm được xây dựng từ những yêu cầu chung của hệ thống kết hợp với những yêu cầu riêng đến từ khách hàng về các chức năng của phần mềm. Nó giúp cho đội ngũ triển khai xây dựng đúng lộ trình những đoạn code cần phải thực hiện, những yêu cầu kiểm thử cần triển khai. Đồng thời, cũng giảm thiểu nguy cơ việc thực hiện sai phải code lại từ đầu.

Đội ngũ quản lý phát triển phần mềm cũng có thể dựa vào tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm để xác minh, kiểm tra. Đặc tả yêu cầu phần mềm cung cấp một cơ sở thông báo cho việc chuyển một sản phẩm phần mềm cho người dùng mới hoặc các nền tảng phần mềm. Cuối cùng, nó cung cấp một cơ sở để nâng cao phần mềm. Khi miêu tả tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm cần lựa chọn sử dụng các ký hiệu thích hợp để có thể mô tả các khía cạnh của kiến trúc phần mềm chính xác hơn việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên

Quy tắc thực hiện chung

  • Nguyên tắc sử dụng ký hiệu mô tả: Các ký hiệu được lựa chọn sử dụng để mô tả rất quan trọng và cần phải được chọn lựa kỹ càng. Thế nhưng cũng cần phải lưu ý đến các yếu tố như kỹ năng của bản thân người soạn thảo và yêu cầu của khách hàng.
  • Các yếu tố chỉ tiêu như: chi phí, mức độ hài lòng, deadline dự án, chất lượng tái xuất bản cho các dự án sau này. Bên cạnh việc đặc tả các yêu cầu chung của dự án, cũng cần lưu ý đến những yêu cầu riêng của cá nhân khách hàng như mệnh lệnh, chỉ thị, các pha yếu, tùy chọn, và sự duy trì. Các chỉ số cho các tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm bao gồm kích thước, dễ đọc, đặc tả kỹ thuật, chiều sâu và cấu trúc văn bản.

Cách xây dựng 1 tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm.

Mục tiêu của tài liệu

Thông thường các mục tiệu của phần mềm thường dựa trên những yêu cầu, mong đợi của khách hàng như: chức năng, hiệu năng, giao diện phần mềm…

Trước khi xác định mục tiêu cuối cùng cần có sự thống nhất rõ ràng về yêu cầu của khách hàng cũng như đội ngũ phát triển.

Quy trình thực hiện tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
Quy trình soạn thảo 1 tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm

Sắp xếp công việc và nhân sự theo yêu cầu cần phải thực hiện

Phân loại các yêu cầu của dự án, sau đó phân bổ tài nguyên và nhân lực theo từng yêu cầu.

Mô hình hóa các yêu cầu

Biểu đồ hóa các dữ liệu của kỹ thuật để biểu thị cho các thông tin đầu vào và đầu ra đối với từng chức năng một cách có hệ thống

Biểu đồ hóa mối quan hệ của các bài test chức năng

Xây dựng mối quan hệ giữa các thiết kế cơ sở dữ liệu thông qua mô hình, hay còn gọi là Entity relationship model. Dựa vào mô hình thực thể này, đội ngũ phát triển có thể giúp khách hàng dễ dàng hình dung về mối quan hệ các bài test trong tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm.

Xác định phương hướng thực hiện đặc tả

  • Đặc tả phi hình thức: là cách đặc tả bằng ngôn ngữ bình thường, tự nhiên.
  • Đặc tả hình thức: là cách đặc tả bằng các ngôn ngữ có quy định về cú pháp và ý nghĩa rất chặt chẽ.
  • Đặc tả chức năng: Thông thường, khi đặc tả chức năng của phần mềm, người ta sử dụng các công cụ tiêu biểu sau: Biểu đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagrams-DFD), Biểu đồ phân rã chức năng (Functional Decomposition Diagram – FDD), Biểu đồ trạng thái,….
  • Đặc tả mô tả: Sử dụng các công cụ tiêu biểu sau: Biểu đồ thực thể liên kết (Entity Relationship Diagrams – ERD), Đặc tả đại số (Algebraic Specifications), Đặc tả logic , để mô tả các đặc tính đặc trưng của phần mềm.

Xây dựng tài liệu mẫu

Với các dự án vừa và nhỏ, người soạn thảo có thể trực tiếp thực hiện tài liệu đặc tả yêu cầu kiểm thử. Còn đối với các dự án quy mô lớn, yêu cầu phức tạp, đội ngũ phát triển nên có 1 bộ tài liệu mẫu. Bản mẫu sẽ dùng để phân tích yêu cầu đồng thời tiến hóa thành sản phẩm cuối.

Định dạng lại tài liệu đặc tả

Dựa trên tài liệu đặc tả, người xem phải nhìn thấy được phạm vi, cấu trúc của sản phẩm, đối tượng thực hiện cũng như những chức năng của yêu cầu

Yêu cầu để có 1 tài liệu đặc tả tốt

  • Informal specifications: Tài liệu được trình bày bằng ngôn ngữ tự nhiên
  • Formal specifications: Các phương pháp kiểm thử được trình bày bằng tập hợp các kỹ pháp có quy ước, cú pháp riêng theo các quy định về cú pháp, và có  ý nghĩa rất chặt chẽ.
  • Operational specifications: bản mô tả các hoạt động của hệ thống phần mềm sẽ được triển khai
Yêu cầu của tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
Những yêu cầu đầu vào và đầu ra của tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm

Qua bài viết phía trên, mong rằng các bạn đã hiểu được khái niệm tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm là gì? Tại sao phải soạn thảo tài liệu cũng như quy trình thực hiện như thế nào. Mong rằng các nội dung về tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm sẽ hỗ trợ công việc của bạn trong quá trình kiểm thử. Để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách viết tài liệu đặc tả yêu cầu, đăng ký ngay khóa học tester cho người mới bắt đầu nhé!

Bài trước

Công nghệ Ai là gì? Giải đáp mọi thắc mắc về trí tuệ nhân tạo

Bài tiếp theo

SRS là gì? Sử dụng thành thạo Srs để giúp ích cho công việc kiểm thử

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone