Chi tiết bài viết

Tester công việc kiểm thử phần mềm với hàng trăm câu hỏi xoay quanh “tester có nên biết lập trình hay không”? Nó sẽ đúng nếu so với trước đây khi đa số công việc kiểm thử đều thực hiện theo phương pháp Manual Test, tuy nhiên với thời đại Agile ngày càng phát triển kèm theo sự ra đời của hàng loạt công cụ test tự động khác nhau đã đòi hỏi thêm kỹ năng lập trình khi muốn trở thành tester chuyên nghiệp.

Vậy bạn nên bắt đầu việc học lập trình từ đâu? Lợi thế nào dành cho bạn khi thành thạo công việc lập trình? Hãy cùng tìm hiểu với Daotaotester trong bài viết dưới đây nhé!

tester co nen biet lap trinh hay khong

Phân loại kỹ sư kiểm thử phần mềm – QA

Để phần mềm được đảm bảo về chất lượng thì công việc kiểm thử sẽ được chia thành 2 vai trò khác nhau:

  • QA – bộ phận phân tích phần mềm: QA công việc chính là xác minh về chức năng cũng như độ hoàn thiện của bài kiểm thử dành cho sản phẩm phần mềm. Nhưng công việc này chỉ bắt đầu sau khi giai đoạn phát triển phần mềm đã hoàn thiện. Do yêu cầu công việc không liên quan quá nhiều tới vấn đề kỹ thuật nên QA không cần phải biết viết code.
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm trong quá trình kiểm thử – SDET: Đây là những người chịu trách nhiệm chính về những vấn đề có liên quan tới chức năng và cấu tạo bên trong của sản phẩm. Họ là người am hiểu về cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình do đó họ cũng sẽ là người tham gia trực tiếp vào giai đoạn thiết kế sản phẩm, giao diện người dùng…… Chính vì thế SDET bắt buộc phải có kiến thức lập trình cơ bản để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trên, điều này cũng làm cho trách nhiệm của SDET lớn hơn, mặt khác nhóm thực hiện SDET cũng được coi là bộ phận kiểm thử tự động.

Dựa vào 2 vai trò công việc trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời riêng cho mình về vấn đề tester có nên biết lập trình hay không? Và để hiểu hơn về vấn đề này hãy theo dõi tiếp các phần thông tin phía bên dưới nhé!

Tester có nên biết lập trình hay không?

Có thể nói việc thành thạo lập trình chính là bước đệm lớn cho con đường sự nghiệp tester của bạn. Không chỉ giúp thêm nhiều cơ hội việc làm mà việc lập trình tốt còn đem tới cho tester các lợi thế cơ bản sau:

  • Có kiến thức về lập trình sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu về sự phức tạp trong quy trình phát triển phần mềm. Hơn nữa, việc xác định rủi ro, tìm lỗi sai, đưa ra các vấn đề đang gặp trong đoạn mã bất kỳ cũng sẽ trở nên thuận tiện hơn, đặc biệt khi đóng góp này của bạn sẽ được ghi điểm nếu được nêu ra trong các buổi họp, buổi thảo luận……..
  • Có cái nhìn sâu hơn về ứng dụng đang tham gia, khi tập trung nhiều hơn vào kiến thức từ đó giúp hiểu về những vấn đề đang xảy ra để có thể tìm lỗi và xử lý chúng.
  • Tự động hóa trong việc tái tạo dữ liệu cho các trường hợp kiểm thử.
  • Tự động hóa việc thực hành các trường hợp kiểm thử, hỗ trợ xác minh lại hệ thống đã hoạt động theo đúng mong đợi hay chưa trong khoảng thời gian sớm nhất.
  • Giúp quy trình phát triển phần mềm được cải thiện đáng kể.
  • Có thể truy vấn cơ sở dữ liệu để kiểm tra kết quả trong toàn bộ quá trình kiểm thử đó.
  • Nhanh chóng viết code chỉ với thao tác nhấp đơn giản mà không cần thực hiện các hoạt động nhàm chán lặp đi lặp lại mỗi ngày. Từ đó mọi nhiệm vụ được giao có thể hoàn thiện 1 cách hiệu quả nhất cả về thời gian lẫn chất lượng.
  • Thành thạo lập trình sẽ giúp tester tăng giá trị của bản thân trong công ty hơn nữa nó cũng là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội tốt hơn trong tương lai.

Tester cần học bao nhiêu kiến thức về lập trình là đủ?

Tester nên biết lập trình hay không đã là câu hỏi quá quen thuộc nhưng bên cạnh việc học lập trình vậy bạn đã biết kiến thức học như thế nào mới là đủ với vị trí tester? Thông thường công việc lập trình, viết code là nhiệm vụ của lập trình viên vậy tester có nên biết lập trình hay không?

Câu trả lời chắc chắn là có bởi không chỉ học lập trình để viết lại mã code cơ bản trong khi kiểm thử mà việc học lập trình của tester còn để phục vụ cho công việc như:

tester co nen biet lap trinh hay khong
  • Để dễ dàng tạo ra các bài kiểm thử tự động – Automation testing.
  • Là tiền đề quan trọng giúp việc kiểm thử hộp trắng trở nên đơn giản hơn.
  • Công việc kiểm thử tự động với các công cụ hỗ trợ nhanh hơn.
  • Học lập trình để xử lý các vấn đề có liên quan tới cơ sở dữ liệu vào SQL injection.

Bên cạnh đó, việc kiểm thử chủ yếu sẽ xoay quanh 2 phương pháp tiếp cận chính là kiểm thử tự động (automation testing) và kiểm thử thủ công (manual testing). Tuy nhiên đối với các dự án lớn, đòi hỏi kỹ năng cao thì việc kiểm thử có thể được chia thành kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp xám.

  • Nếu bạn sử dụng phương pháp kiểm thử hộp đen thì không yêu cầu kiến thức về code hoặc lập trình. Mà khi này bạn chỉ cần nhập chức năng sau đó kiểm thử 1 cách thủ công để tìm ra lỗi tiềm ẩn.
  • Trái ngược với hộp đen thì kiểm thử hộp trắng sẽ yêu cầu rất nhiều về kiến thức mã code, vì thế việc thành thạo các ngôn ngữ như C#, C, C++, RDBMS….. sẽ rất hữu ích.
  • Còn nếu bạn đang tham gia dự án SQL injection và thường xuyên phải sử dụng kỹ thuật để hack hoặc chèn thêm các câu lệnh thì chắc chắn bạn sẽ cần học các kiến thức có liên quan tới SQL, Javascript thì mới có thể đảm bảo bảo mật tốt nhất cho các mối đe dọa có thể xảy ra với phần mềm.
  • Kiểm thử cũng là quá trình xác minh lại cơ sở dữ liệu trong phần mềm do đó tester cần học thêm các kiến thức về câu lệnh có liên quan về SQL như ‘SELECT’, ‘CREATE’, ‘UPDATE’, ‘DELETE’, ‘INSERT’,…
  • Tester có nên học lập trình hay không đối với phương pháp kiểm thử hộp trắng? Có bởi kiểm thử hộp trắng sẽ liên quan trực tiếp tới phạm vi câu lệnh, mã code, độ phức tạp của phần mềm…… Do đó, những kiến thức về lập trình, cơ sở dữ liệu là điều không thể bỏ qua.
  • Cuối cùng, việc học lập trình của tester sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đặc biệt là trong Agile testing, khi này tester sẽ là người chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới chất lượng phần mềm. Và quá trình này tester cũng sẽ làm việc nhiều với bộ phận developers để lập trình mã cho dự án. Chính vì thế, tester cần biết về mã code để có thể lập được bài kiểm thử mã tự động.

Qua đó bạn có thể thấy, với tester chuyên nghiệp thì việc lập trình là điều cần thiết do đó bạn không thể đông đếm được kiến thức coding bao nhiêu là đủ với tester mà quá trình này bạn nên học và tìm hiểu càng nhiều kiến thức thì sẽ giúp ích càng nhiều cho công việc của bạn sau này.

5 bước quan trọng để học lập trình cho tester từ con số 0

Tester có nên biết lập trình hay không? Làm sao để bắt đầu học lập trình dành cho tester mới vào nghề? Thực tế cho thấy công việc tester của bạn sẽ trở nên thuận tiện hơn nếu bạn biết lập trình cơ bản và việc bắt đầu sẽ đơn giản hơn nếu bạn tuân theo các giai đoạn dưới đây:

Tìm hiểu các thông tin liên quan tới logic lập trình

Tư duy logic là yếu tố quan trọng quyết định tới việc thành công của quá trình viết code. Chính vì thế, bước đầu tiên trong sự nghiệp tester của bạn đó là tham gia vào các khóa học tư duy logic hoặc tự tìm hiểu trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt nếu tư duy tốt chắc chắn giúp cho việc học ngôn ngữ lập trình trở nên nhanh chóng hơn.

Thường xuyên thực hành tại nhà

Thực hành nhiều sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về lý thuyết, hơn nữa cho dù bạn có tham gia khóa học tester tại trung tâm nhưng không được thực hành thì mọi kiến thức học đều trở nên vô nghĩa.

Chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp

Có lẽ với tất cả tester khi mới vào nghề đều cảm thấy quá trình học lập trình sẽ khó khăn hơn khi lựa chọn ngôn ngữ lập trình cho riêng mình. Nếu bạn đang làm tại các doanh nghiệp thì cũng có thể theo học ngôn ngữ có trong dự án mà mình đang tham gia. Còn nếu không thì bạn cũng có thể tham khảo 1 trong các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất hiện nay như Java, Python hoặc Javascript.

Tìm hiểu về ngôn ngữ mình theo học

Nên tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của loại ngôn ngữ đã lựa chọn để lựa chọn khóa học ngôn ngữ mà bạn cảm thấy phù hợp với nhu cầu và định hướng của bản thân.

Thực hành viết code thông qua ngôn ngữ đã học

Bước cuối cùng trên con đường học lập trình của tester đó là việc thực hành những kiến thức mình đã học được thông qua các buổi học trước đó. Bên cạnh việc thực hành theo các bài tập có sẵn thì bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng cách tự tạo dự án lập trình nhỏ. Bên cạnh đó, nếu chưa có ý tưởng thì bạn cũng có thể tìm kiếm các ý tưởng có sẵn trên các nền tảng internet trực tuyến……

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “tester có nên học lập trình hay không“. Mong rằng những kiến thức trên là hữu ích tới bạn giúp bạn thêm định hướng và lựa chọn phù hợp nhất cho con đường sự nghiệp trong tương lai.

>>Bạn có thể quan tâm: Tổng hợp kiến thức và kỹ năng cần có của tester chuyên nghiệp

Bài trước

Tổng hợp các lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm

Bài tiếp theo

Tự học tester và học tại trung tâm: Đâu là phương pháp tốt hơn?

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone