Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Quá trình phát triển phần mềm là quá trình thực thi dự án phần mềm theo kế hoạch cho trước. Hoạt động này tập trung vào việc nghiên cứu yêu cầu của người dùng để từ đó đưa ra chương trình phù hợp nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hoàn thành sẽ có rất nhiều lỗi phát sinh, vậy đó là những lỗi phổ biến nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi điểm qua các lỗi thường găp trong quá trình phát triển phần mềm nhé!
Tìm hiểu về các thuật ngữ liên quan tới lỗi phần mềm
Lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm không ít và khi gặp lỗi này người ta thường sửu dụng các thuật ngữ cơ bản như:
- Fault (khuyết điểm)
- Defect (nhược điểm)
- Anomaly (sự bất thường)
- Variance (biến dị)
- Error (lỗi)
- Inconsistency (mâu thuẫn)
- Bug (lỗi)…….
Tùy vào từng ngữ cảnh, từng dự án sẽ có cách gọi tên khác nhau nhưng thông thường với lỗi phần mềm được sử dụng nhiều nhất là Bug, Errors, Failure và Defect.
7 lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm mà tester nên biết
Software bugs và errors
Có rất nhiều định nghĩa cho rằng bugs là phần kết quả không chính xác do hệ thống máy tính gây ra còn errors là phần chênh lệch giữa các phần đúng đắn. Bên cạnh đó, còn nhiều khái niệm khác có liên quan tới lỗi Errors như:
- Errors là lỗi do sự khác biệt giữa kết quả đạt được và mong muốn trên kế hoạch.
- Errors là lỗi thuộc tập hợp lỗi Software Bugs.
- Các lỗi về Errors có thể xuất hiện do yêu cầu về dữ liệu không đầy đủ hoặc không chính xác.
Lỗi về chức năng
Lỗi chức năng là 1 trong những lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm mà bạn thường xuyên gặp nhất. Chức năng là cơ sở để kiểm tra sự ổn định của phần mềm, nếu có lỗi về chức năng xảy ra cũng đồng nghĩa với việc phần mềm của bạn chưa thực sự hoàn thiện theo đúng mong đợi của khách hàng.
Lỗi về giao tiếp
Lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm tiếp theo mà chúng tôi muốn nói đó là các lỗi giao tiếp. Lỗi này thường xuất hiện khi đưa sản phẩm tới người dùng cuối cùng, khi này phần mềm hoàn chỉnh là phần mềm đã được tạo sẵn các chức năng trên giao diện để đem tới sự thuận tiên cho người dùng. Và lỗi giao tiếp sẽ xảy ra khi trên màn hình ứng dụng thiếu một trong các lỗi cơ bản sau:
- Thiếu phần menu các tính năng hoặc phần help/hướng dẫn.
- Trong phần menu help không đề cập tới phần tính năng được chuyển giao.
- Nút Save chưa được gỡ hoặc xóa bỏ trong file…….
Lỗi về cú pháp
Thông thường lỗi cú pháp sẽ được phát hiện trong quá trình kiểm thử với GUI nó thường xuất hiện dưới dạng câu sai ngữ pháp hoặc từ viết sai chính tả. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển nếu có lỗi cú pháp xảy ra, màn hình sẽ tự động cảnh báo tới lập trình viên về vấn đề đang gặp phải.
Lỗi Error Handling Error
Với bất kỳ tình huống lỗi xảy ra nào xảy ra trong quá trình phát triển phần mềm đều cần được giải quyết triệt để để tránh ảnh hưởng về sau. Nếu không xử lý ngay lập tức thì lỗi đó sẽ hiển thị dưới dạng “Error Handling Error”.
Đặc biệt lỗi Error Handling Error sẽ không hiển thị rõ phần chức năng nào đang gặp lỗi, chính vì thế khi gặp các lỗi này có thể phần mềm đang gặp lỗi lưu trữ, lỗi tải trang hoặc các lỗi liên quan tới hệ thống.
Lỗi tính toán
Lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm phổ biến tiếp theo đó là lỗi về tính toán. Các lỗi này sẽ xuất hiện khi:
- Phần lập luận logic kém.
- Công thức tính toán bị sai hoặc không phù hợp với phần mềm.
- Dữ liệu tính toán không khớp.
- Lỗi khi lập trình code từ phía lập trình viên.
Lỗi luồng điều khiển
Lỗi điều khiển cũng là lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm, chúng thường xuất hiện khi có sự chuyển tiếp giữa các phần tiếp theo trong phần mềm. Để hiểu hơn về lỗi này bạn có thể quan sát ví dụ sau:
Ví dụ, trong hệ thống phần mềm người dùng cần điền sẵn vào form với các thông tin như:
- Save
- Save and Close.
- Cancel.
Trong trường hợp này nếu như người dùng lựa chọn mục Save and Close thì mặc định mọi thông tin của người dùng sẽ được đóng và lưu lại trên hệ thống. Nhưng khi chọn mục Save and Close hệ thống không đóng lai thì khi này lỗi luồng điều khiển sẽ xảy ra.
Lỗi thiếu lệnh
Lỗi thường xảy ra trong quá trình phát triển phần mềm không thể không nhắc tới đó là lỗi thiếu lệnh. Đây là lỗi do quá trình lập trình gây nên. Ví dụ:
- Trong phần mềm hoặc website bất kỳ thường sẽ cho phép người dùng tạo dựng dự án cá nhân. Nhưng nếu phần mềm của bạn không có mục lựa chọn thoát khỏi màn hình khi không có yêu cầu nào được tạo thì khi này sản phẩm của bạn đang gặp lỗi thiếu lệnh.
Để xảy ra 1 trong các lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm như trên là điều không tránh khỏi, vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên? Hãy theo dõi tiếp phần thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!
Đâu là nguyên nhân dẫn tới các lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm?
Giao tiếp kém
Không thể phủ nhận sự thành công của mỗi phần mềm 1 phần là do giao tiếp giữa các bộ phận có liên quan đặc biệt là tester, developers. Và khi không có giao tiếp giữa các bên sẽ tạo nên những hiểu lầm gây ảnh hưởng tới việc phát triển phần mềm, thêm vào đó việc báo cáo không chính xác và đầy đủ về các yêu cầu cũng sẽ là cơ sở tạo nên lỗi trong dự án.
Sự phức tạp trong giao diện phần mềm
Đối với những ai mới bước chân vào nghề hoặc những người ít kinh nghiệm thì sự phức tạp của phần mềm cũng có thể là cản trở lớn. Và sự phức tạp này nó đến từ chính những dữ liệu cơ bản thường gặp hàng ngày như giao diện Windows, các ứng dụng phân tán, cấu trúc máy khách – máy chủ, cơ sở dữ liệu, truyền thông dữ liệu…..
Hơn nữa, sự phức tạp này không thể khác đi trừ khi dự án của bạn có thiết kế tốt.
Lỗi trong khi lập trình
Lỗi miền trong khi lập trình cũng là nguyên nhân dẫn tới lỗi thường gặp trong quá trình lập trình bởi không phải thành viên nào trong bộ phận developers cũng thực sự hiểu và biết về miền. Do đó, các lỗi về miễn sẽ thường xuyên xảy ra nếu bạn có ít kinh nghiệm lập trình hoặc không có nhiều kiến thức về lập trình miền.
Bên cạnh đó, nếu bạn có kỹ năng nhưng lại thiếu thời gian thực hành lập trình những dữ liệu cơ bản, không thành thạo kiểm thử đơn vị hoặc xử lý/gỡ lỗi cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới các lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm.
Thay đổi các yêu cầu ban đầu của dự án
Nhiều khi nguyên nhân dẫn tới lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm là do sự thay đổi về yêu cầu từ phía khách hàng.
Có thể họ chưa thực sự hiểu về những ảnh hưởng sau khi thay đổi yêu cầu hoặc họ hiểu nhưng vẫn muốn thiết kế lại, thay đổi chức năng, giao diện….. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới dự án, thay đổi toàn bộ chức năng đã hoàn thành thậm chí là thay đổi phần cứng của dự án, chính vì vậy việc thay đổi này sẽ tác động lớn tới nhóm phát triển gây lãng phí về thời gian, chi phí và công sức.
Dữ liệu tự động hóa đã lỗi thời
Với những phần mềm với kịch bản quá phức tạp chắc chắn sẽ gây mất nhiều thời gian trong việc viết lệnh tự động hóa. Nếu bạn quên không cập nhật những lệnh này sẽ ngay lập tức làm chúng trở nên lỗi thời khi áp dụng vào phần mềm. Đặc biệt nếu vẫn tiếp tục hoạt động và không có sự thay đổi dữ liệu trên thì ngay lập tức làm ảnh hưởng tới kết quả lập trình và việc phát hiện ra khuyết điểm cũng trở nên khó khăn hơn.
Lựa chọn công cụ kiểm thử chưa phù hợp
Có nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc kiểm thử nhưng không phải công cụ nào cũng đem tới hiệu suất và kết quả theo đúng mong đợi và nếu lựa chọn sai công cụ có thể còn gây ra sản sinh thêm lỗi. Do vậy, việc cập nhật và thường xuyên thay đổi công cụ kiểm thử cũng chính là việc nâng cao khả năng tương thích cho dự án của bạn.
Thiếu nhân viên tester chuyên nghiệp
Sự thành công của dự án phần lớn là do nhân viên kiểm thử, vì vậy việc nhân viên kiểm thử có kinh nghiệm, kỹ năng sẽ luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay. Nhưng không phải dự án nào cũng có đội ngũ kiểm thử có kinh nghiệm và kỹ năng thêm vào đó chất lượng của phần mềm sẽ tăng cao nếu khả năng tìm lỗi của nhân viên tester cao. Do đó, việc thiếu 1 trong các yếu tố này cũng sẽ gây nên lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm.
Trên đây là tổng hợp 7 lỗi thường gặp trong quá trình phát triển phần mềm, qua đó bạn có thể thấy việc xác định lỗi là phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm. Đặc biệt việc xác định lỗi càng sớm sẽ càng có lợi cho quá trình phát triển phần mềm của bạn bởi chi phí sửa lỗi sẽ rẻ nhất trong khi phân tích yêu cầu và chi phí sẽ càng tăng lên nếu bạn xử lý trong giai đoạn hoàn thiện và bảo trì sản phẩm. Mong rằng thông tin trên là hữu ích tới bạn, đừng quên theo dõi Daotaotester.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
>> Xem thêm: Tổng quan 6 giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình phát triển phần mềm