Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Alpha test là một trong những phương pháp kiểm thử giúp tăng sự tự tin của nhà phát về sản phẩm của mình trước khi được phổ biến rộng rãi. Với sự xuất hiện của thử nghiệm alpha, tuổi thọ của phần mềm và sự thành công của sản phẩm được cải thiện rất nhiều. Vậy Alpha test là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa alpha test và beta test.
Alpha test là gì
Alpha test là loại kiểm thử Acceptance testing, được đội ngũ triển hoặc các kiểm thử viên thực hiện trước khi phần mềm được phát hành rộng rãi tới các end users. Khi thực hiện Alpha test, đội ngũ phát triển sẽ mô phỏng trải nghiệm thực tế của người dùng bằng các kỹ thuật hộp đen, hộp trắng. Quá trình sẽ cho thấy cách một người dùng thực tế thao tác trên phiên bản thử nghiệm để đưa ra mức độ hài lòng về phiên bản đó.
Khi thực hiện Alpha test, với mục đích đánh giá trải nghiệm thực tế của người dùng nên đối tượng thử nghiệm là user thật, nên người thử nghiệm chủ yếu thường là nhân sự trong công ty. Sở dĩ gọi là Alpha test vì phương pháp thử nghiệm này được đưa vào test rất sớm, ngay từ giai đoạn cuối của quá trình hoàn thiện code.
Mục đích của việc thực hiện alpha testing
Bằng cách sử dụng các real user dùng thử, Alpha test sẽ cho người dùng thấy được những trải nghiệm chân thật để phát hiện những lỗi từ hệ thống, chức năng, giao diện thay vì chỉ testing qua các phương pháp thông thường khác. Chính vì thế mục đích của Alpha test bao gồm:
- Đánh giá chất lượng sản phẩm
- Tập trung tìm kiếm và phát hiện các lỗi khó gặp
- Kiểm tra mức độ hài lòng của người dùng vào sản phẩm
Các giai đoạn thử nghiệm alpha test
Khi muốn triển khai, các bước xuất hiện trong alpha test là gì? Thông thường bên trong 1 quy trình alpha test cần trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đội ngũ developer và tester nội bộ trong công ty sẽ sử dụng công dụng để đánh giá sản phẩm 1 lượt trước đó. Nhờ sự hỗ trợ của các tool nên sẽ có khá nhiều lỗi được phát hiện và phải fix lại toàn bộ các lỗi đó
Giai đoạn 2: Sau khi đã fix các lỗi vừa phát hiện trên, phần mềm tiếp tục được kiểm thử bổ sung ở các môi trường khác nhau. Lúc này, các nhân viên QA phần mềm sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm. Họ sẽ dùng các kỹ thuật kiểm thử hộp trắng, hộp đen để kiểm tra không bỏ sót bất cứ lỗi sai nào. Sau khi kết thúc, test report sẽ được gửi cho người quản lý để thẩm định và cuối cùng là chuyển cho bộ phận phát triển phần mềm để sửa lỗi.
Các tiêu chuẩn để đánh giá alpha test là gì?
Đâu là thời điểm kết thúc quá trình kiểm thử alpha? Các tiêu chí nào để đội ngũ phát triển đánh giá alpha test là gì?
Tiêu chuẩn đánh giá đầu vào
- Đầy đủ tài liệu đầu vào hoặc bản mô tả yêu cầu kinh doanh
- Tất cả các yêu cầu và phản hồi của khách hàng đều liệu kê hay chỉ ra được các kiểm thử cần được thực hiện
- Đội ngũ kiểm thử được dẫn dắt bởi 1 người đã phát triển sản phẩm từ đầu đến cuối
- Môi trường test lab được chuẩn bị để real user sử dụng
- Chuẩn bị xong bản dựng QA trước khi cần thực thi.
- Sử dụng các tools để ghi nhật ký lỗi và báo cáo một cách dễ dàng.
- Mỗi yêu cầu về thiết kế sẽ có ít nhất 1 test case kiểm định và có thể quản lý bằng cách sử dụng ma trận xác định nguồn gốc.
Tiêu chuẩn đánh giá đầu ra
- Tất cả trường hợp hợp, lỗi được phát hiện
- Các bugs sau khi được phát hiện đã được xử lý và đưa vào trạng thái đóng
- Đã hoàn thiện và được gửi báo cáo tóm tắt quá trình kiểm thử phần mềm.
- Đảm bảo không có thêm tính năng bổ sung nào được thêm vào và hoàn thiện sản phẩm.
So sánh 2 phương pháp alpha test và beta test
Chúng ta vừa tìm hiểu alpha test là gì? Ở bài viết trước, Daotaotester cũng đã giới thiệu cho bạn đọc về beta test. Vậy 2 phương pháp kiểm thử này có gì giống và khác nhau
Điểm giống nhau của 2 phương pháp
Cả alpha test và beta test đều thuộc nhóm Acceptance testing. Với mục đích chính cả 2 bài kiểm thử là đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng vào sản phẩm. Bằng việc thực hiện cả 2 bài test trên, thực hiện alpha test trước rồi sau đó thực hiện beta test thì đội ngũ kiểm thử và lập trình có thể tự tin vào khả năng đón nhận và viral của phần mềm.
Ưu điểm của alpha test
- Thiện hiện chủ yếu bởi nhân viên, nội bộ trong đội ngũ phát triển nên chủ động trong quá trình phát hiện, báo cáo, fix lỗi
- Phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra trong khi thực hiện đúng theo quy trình phát triển phần mềm
- Đảm bảo được chất lượng và niềm tin của khách hàng vào sản phẩm
- Tiết kiệm được khá nhiều chi phí phát sinh nếu xảy ra các lỗi ở giai đoạn Beta testing cũng như các giai đoạn sau đó
Nhược điểm alpha test
Tuy nhiên Alpha test cũng mang trong mình 1 vài nhược điểm có thể kể tới như là:
- Trong giai đoạn cuối của phát triển sản phẩm vẫn có thể bỏ sót một số lỗi.
- Quá trình này diễn ra trong giai đoạn sản phẩm đang phát triển do đó không thực hiện kiểm thử trên tất cả chức năng của phần mềm.
Ưu điểm của beta test
- Giảm rủi ro sản phẩm với xác thực của người dùng
- Cho phép thử nghiệm hệ thống cơ sở hạ tầng trước khi phát hành tới cho khách hàng
- Chất lượng sản phẩm được cải thiện theo đúng các nguyện vọng của khách hàng
- Nâng cao trải nghiệm người dùng.
Nhược điểm beta test
- So với các phương pháp thử nghiệm khác thường được sử dụng trong môi trường được kiểm soát, Beta Testing được thực hiện trong thế giới thực, nơi rất khó kiểm soát.
- Tìm đúng người dùng và giữ sự tương tác là một thách thức.
Bảng so sánh chi tiết sự khác nhau giữa Alpha Test và Beta Test:
Tiêu chí so sánh | Alpha test | Beta test |
Khái niệm | Là phương pháp kiểm thử dùng để xác định lỗi trước khi phát hành sản phẩm | Quá trình kiểm thử diễn ra trong môi trường thực |
Đối tượng thực hiện | Nhân viên nội bộ, QA, tester | real user |
Môi trường thực hiện | Test lab | Môi trường thật |
Mục đích chính | Đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi phát hành đến tay người dùng | Kiểm tra chất lượng sản phẩm, thu thập ý kiến phản hồi từ người dùng để cải tiến sản phẩm |
Thời gian thực hiện | Có thể cần đến nhiều chu kỳ ngắn từ 1-2 tuần hoặc một chu kỳ kiểm thử dài. | Thử nghiệm được gói gọn trong vòng vài tuần, 1 chu kỳ thử nghiệm có thể dài từ 4-6 tuần. |
Nội dung kiểm thử | Chủ yếu test functionality và usability. Còn Reliability và Security thường chưa được test ở giai đoạn này. | Thực hiện các bài test functionality, usability và cả reliability, security. |
Kết quả thu được | Ngay từ giai đoạn phát triển, lỗi cũng sẽ được phát hiện và chỉnh sửa nhanh chóng | Các vấn đề phát hiện ra thường sẽ được triển khai ở các phiên bản tiếp theo chứ không sửa trực tiếp trên bản gốc. |