Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Trong thời đại 4.0, IT được coi là vua của mọi nghề, chính vì thế mà nhu cầu theo học các trường đào tạo lập trình ngày một cao. Thế nhưng trong ngành công nghệ thông tin học trường nào là tốt? Học trường nào để đảm bảo đầu ra chuyên môn, kiến thức cũng như phù hợp với năng lượng của bản thân. Hãy cùng daotaotester, tìm hiểu về những trường đào tạo IT chuyên sâu tại khu vực Hà Nội nhé.
Công nghệ thông tin là gì? Vua của mọi ngành trong thời đại 4.0
Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT – Information technology là lĩnh vực chuyên sâu trong việc sử dụng phần mềm, mạng lưới internet hay hệ thống máy tính sử dụng trong phân phối và xử lý dữ liệu. Nói một cách ngắn gọn, công nghệ thông tin là sử dụng công nghệ hiện đại để truyền dẫn, lưu trữ, khai thác thông tin.
Hiện nay thì vẫn còn nhiều bạn học sinh vẫn chưa hiểu rõ về ngành này và cũng không biết ngành công nghệ thông tin thi khối nào. Khi tham gia vào việc học tập và đào tạo trong ngành công nghệ thông tin, các chuyên ngành mà bạn có thể tham gia như: Khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính truyền thông… và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đặc biệt hiệu quả trong việc duy trì và phát triển kinh tế.
Trong thời gian đào tạo, sinh viên cần học tập và trau dồi những gì để thành công trong nghề? Trước tiền chính là trang bị kiến thức liên quan đến phần mềm, xây dựng thiết kế và cài đặt cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ sung kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề sửa chữa, xây dựng, cài đặt hay bảo trì phần cứng máy tính cũng như nghiên cứu ứng dụng phần mềm. Đặc biệt, kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng đang được quan tâm hàng đầu cũng được các trường trang bị và phổ cập đầy đủ.
Ngành công nghệ thông tin học trường nào để ra trường dễ xin việc ở Hà Nội?
Trong nhiều năm trở lại đây, công nghệ thông tin là ngành khá hot và được rất nhiều các bạn học sinh ưa chuộng. Tuy nhiên để tìm một ngôi trường phù hợp với bản thân thì quả không hề đơn giản. Vậy ngành công nghệ thông tin học trường nào để ra trường có thể xin được việc ngay và phù hợp với năng lực của bản thân.
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Có câu “Nhất y, nhì dược, tạm được Bách Khoa”, trong khối ngành kỹ thuật và công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường thuộc top đầu và luôn là niềm ao ước của bao thế hệ học sinh. Trường là trường đại học kỹ thuật trọng điểm quốc gia của Việt Nam. ĐHBK là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ sư máy tính, ĐHBK có 3 chuyên ngành chính là: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các chương trình đào tạo trên đều kéo dài trong khoảng thời gian 5 năm.
Ưu điểm:
- Học phí tương đối rẻ thường từ 14,4 – 17 triệu/năm. Mỗi năm học phí sẽ tăng thêm 40.000/tín chỉ.
- Môi trường học tập nhiều áp lực, mỗi sinh viên phải nỗ lực, rèn kỹ năng tự học tốt, tư duy độc lập, phát huy bản thân theo chiều hướng tích cực hơn.
Nhược điểm:
- Điểm chuẩn cao, đặc biệt các ngành công nghệ thông tin thường từ 26 điểm trở lên. Trong năm 2022, điểm chuẩn các ngành IT của ĐHBK từ kỳ thi THPT lần lượt là: CNTT: Kỹ Thuật máy tính – 28.29; Hệ thống thông tin – 26.54; Khoa học máy tính – 26.45
- Môi trường học tập áp lực khiến sinh viên dễ nản, bỏ cuộc nếu không thực sự tập trung hay dành thời gian học tập, nghiên cứu. Mỗi năm có đến 700-800 sinh viên bị buộc phải thôi học, chính vì thế khi học công nghệ thông tin tại Bách Khoa thực sự phải nỗ lực rất nhiều vì “áp lực sẽ tạo lên kim cương”.
Đại học công nghệ-Đại học quốc gia Hà Nội
Bên cạnh đại học Bách Khoa Hà Nội, ngành công nghệ thông tin học trường nào khác để đảm bảo đầu ra? Đại học công nghệ (UET) cũng là một sự lựa chọn không tồi. Nằm trong nhóm trường thuộc ĐHQG Hà Nội, Đại học Công nghệ là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Ngành công nghệ thông tin của trường đào tạo hệ cử nhân (4 năm) và kỹ sư (4,5 năm) gồm:
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Ưu điểm:
Đại học Công nghệ là đối tác lâu năm của các công ty công nghệ như Samsung, Toshiba… Do đó sinh viên sẽ có cơ hội nhận nhiều học bổng, khuyến khích học tập hoặc cơ hội thực tập, làm việc tại các tập đoàn lớn.
Nhược điểm:
- Chỉ tiêu tuyển sinh của trường UET khá là ít
- Xu hướng điểm chuẩn của trường ngày một cao theo nhiều năm
Đại học Khoa Học Tự Nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa Học Tự Nhiên, tiền thân là đại học Tổng Hợp Hà Nội một ngôi người top đầu cả nước trong lĩnh vực đào tạo khoa học cơ bản. Kế thừa truyền thống hàng chục năm, Đại học Khoa học Tự nhiên mở rộng lĩnh vực đào tạo của mình sang lĩnh vực khoa học máy tính, công nghệ thông tin. Chuyên ngành đào tạo “Máy tính và Khoa học thông tin” của trường có thời gian đào tạo là 4 năm, cùng với hệ thông liên kết với các tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, FPT,… hỗ trợ sinh viên có được việc làm ngay sau khi ra trường.
Đại học FPT
Đại học FPT được xem là ‘cái nôi’ tạo ra nguồn nhân lực xuất sắc khi không chỉ sở hữu môi trường học tập đáng mơ ước với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại mà còn có hẳn một hệ thống chương trình đào tạo cực kỳ chất lượng.
Đại học FPT bao gồm nhiều phương thức xét tuyển như xét tuyển theo điểm thi THPT, xét tuyển học bạ THPT, xét tuyển ưu tiên… Và mỗi hình thức xét tuyển sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau.
Hơn hết sau khi kết thúc chương trình đào tạo sinh viên có thể lựa chọn làm việc trong tập đoàn FPT hoặc các công ty công nghệ khác.
Tuy nhiên trong quá trình đào tạo học phí khá là cao giao động ở ngưỡng 28,700,000 VNĐ/học kỳ, tương đối cao so với đại đa số mức học phí của các trường đại học – cao đẳng khác. Thế nhưng sinh viên trong quá trình xét tuyển và học tập có thể dành được những chương trình học bổng vô cùng hấp dẫn của nhà trường.
Học viện Bưu chính Viễn thông
Học viện Bưu chính Viễn thông trực thuộc bộ Thông tin và Truyền thông. Với mục đích đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ thông tin. Chính vì thế các chuyên ngành đào tạo trong ngành công nghệ thông tin của trường với số lượng lớn hơn khá nhiều. Ngành công nghệ thông tin đào tạo kỹ sư công nghệ hệ 4,5 năm về các ngành:
- Công nghệ thông tin
- An toàn thông tin
- Công nghệ đa phương tiện
- Kỹ thuật điện tử – truyền thông
- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
Ưu điểm:
- Vì trường chuyên đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin nên chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn, mỗi năm dao động từ 2000-3000 sinh viên.
- Sinh viên được trải nghiệm nhiều hoạt động đào tạo về khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống mạng lưới viễn thông rộng lớn của tập đoàn VNPT.
- Học phí mức trung bình: 14.000.000-15.500.000 đồng/năm.
Nhược điểm:
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin mới nhất
Hiện nay điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin tại các trường đang có sự phân hóa khá rõ ràng. Với các trường top đầu như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm chuẩn đầu vào ở ngưỡng 27-28 điểm và có xu hướng gia tăng thêm trong những năm gần đây. Ở các trường top giữa, điểm chuẩn các ngành công nghệ thông tin từ 24 – 26 điểm, ngành công nghệ thông tin từ 26 – 26.5. Riêng biệt trường đại học FPT xét tuyển đầu vào bằng mình thức xét tuyển hồ sơ học bạ THPT. Các bạn có đang muốn theo học IT có thể căn cứ vào số điểm trên để có được lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân. Như vậy câu hỏi ngành công nghệ thông tin học trường nào? Sẽ không còn khó khăn trả lời nữa.
Tiềm năng và cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin
Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành Khoa học máy tính, nhu cầu nhân lực chất lượng cao hoạt động trong ngành vô cùng lớn. Sinh viên theo học ngành này có thể dễ dàng xin việc với mức lương hấp dẫn tại bất kỳ đâu trên thế giới. Việc lựa chọn ngành công nghệ thông tin học trường nào đó phù hợp và tốt nhất có thể giúp cơ hội phát triển của người học được ngày càng rộng mở. Có một số công việc đặc thù của ngành Công nghệ thông tin như:
- Lập trình viên: đội ngũ phát triển phần mềm, tạo ra các ứng dụng, website. Đây được coi là sự lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin sau khi hoàn thành chương trình học tập.
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra tính khả dụng, chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính
- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin
- Giảng dạy, nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo.
>>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu.
Mức lương ngành Công nghệ thông tin là bao nhiêu?
Công nghệ thông tin hiện được coi là vua của mọi nghề hiện nay. Ở mọi vị trí, mọi vai trò, các nhân lực đều nhận được mức lương khá cao, từ 10 – 20 triệu/tháng tùy vị trí. Đặc biệt ở các vị trí như lập trình viên, cán bộ quản lý, kinh doanh cấp cao có thể nhận được mức lương 2000 – 3000 USD/tháng.
Một nhành nghề cũng được coi là khá hot với dân IT chính là tester, mọi người có thể tham khảo khóa học Tester tại trung tâm daotaotester để biết thêm về những điều thú vị trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm nhé.
Như vậy có thể thấy được, sức hút vô cùng lớn của ngành công nghệ thông tin đối với các bạn học sinh, sinh viên. Để học tập và làm việc trong ngành công nghệ thông tin học trường nào sẽ là quyết định vô cùng quan trọng. Trên đây daotaotester đã đưa ra ngưỡng điểm chuẩn những năm gần đây, cũng như ưu nhược điểm của càng trường, hi vọng các bạn có thể có được lựa chọn phù hợp để thành công trong ngành IT.