Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Là một trong 4 mức độ kiểm thử của phần mềm, acceptance testing giúp cho đội ngũ phát triển đảm bảo sự thành công của phần mềm khi phát hành ra thị trường. Vậy bản chất Acceptance Testing là gì? Có những loại Acceptance Testing nào? Ngay sau đây Techacademy sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên đây, cùng tham khảo nhé.
Acceptance testing là gì?
Trong quá trình kiểm tra tính khả dụng của các chức năng trong phần mềm, có 4 cấp độ kiểm thử mà đội ngũ tester phải thực hiện, đó là: Unit test, Integration Testing, System testing và cuối cùng là Acceptance testing. Trong đó phương pháp kiểm thử acceptance testing thường được thực hiện cuối cùng trong giai đoạn kiểm thử chức năng. Các bài kiểm thử chấp nhận nhằm xác định hệ thống phần mềm có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Bằng cách sử dụng các dữ liệu thực tế trên các hành vi của hệ thống, từ đó đưa ra các đánh giá rằng hệ thống có đáp ứng được những yêu cầu về chức năng phần mềm mà khách hàng đưa ra hay không. Thông thường khi thực hiện acceptance testing, các tester sẽ sử dụng các số liệu từ bài test phân tích giá trị biên,phân vùng tương đương và sử dụng bảng quyết định, để từ đó lấy dữ liệu thực tế làm cơ sở để so sánh.
Thời điểm thực hiện acceptance testing là khi nào?
Như đã nói ở trên Acceptance testing là bước kiểm thử cuối cùng trước khi sản phẩm được đưa ra hoạt động hoặc trước lúc phân phối sản phẩm phải được chấp nhận.
Sau khi đã thực hiện các phương pháp test unit, integration và system test, hệ thống phần mềm được đảm bảo hoạt động đúng và hiệu quả. Phần mềm cần nghiệm thu và được duyệt qua với khách hàng, khách hàng cũng là người xác minh lại sản phẩm đó theo đúng mong đợi hay chưa thì lúc này kiểm thử Acceptance sẽ được thực hiện.
Các loại kiểm thử acceptance testing là gì?
Bên trong Acceptance testing được chia thành các phương pháp, các bài kiểm thử khác nhau. Vậy cách phân loại Acceptance testing là gì? Có những loại nào?
User acceptance testing
Kiểm thử chấp nhận người dùng là phương pháp được khi hiện khi có mặt cả đội ngũ tester cùng như khách hàng cuối cùng. Nó là bài test cuối cùng đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm đã được phát triển đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Alpha testing
Được thực hiện bởi các thành viên nội bộ trong công ty phát triển phần mềm và chúng sẽ không được thực hiện bởi developers và tester người đã phát triển nên sản phẩm. Thời điểm thực hiện của alpha testing ngay trước khi sản phẩm phần mềm được phát hành cho khách hàng.
Beta testing
Beta testing sẽ được thực hiện bởi 1 nhóm người dùng cuối cùng do đội ngũ phát triển lựa chọn. Loại hình kiểm thử này được thực hiện ngay sau khi phần mềm hoàn thiện giai đoạn phát triển và chuyển sang giai đoạn chuẩn bị phát hành
>>> Có thẻ bạn quan tâm: Phân biệt alpha testing và beta testing.
Contract Acceptance Testing
Contract acceptance testing là gì? Kiểm thử chấp nhận hợp đồng (Contract Acceptance Testing) là một loại kiểm thử phần mềm được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm đã được phát triển đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng. Lúc này đội ngũ phát triển và kiểm thử sẽ rà soát lại 1 lượt cái yêu cầu cần có của sản phẩm để hoàn thiện.
Regulatory Acceptance Testing
Kiểm thử chấp nhận quy định này được thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm đã được phát triển đáp ứng các quy định của ngành.
Quy trình thực hiện acceptance testing là gì?
Để đảm bảo rằng phần mềm đã sẵn sàng để phát hành tới tay người dùng cuối cùng, phần mềm cần trải qua quy trình test acceptance như sau:
Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm
Sau quá trình thực hiện System test, các chức năng và hệ thống ứng dụng gần như đã được hoàn thiện và sẵn sàng. Từ những yêu cầu về chức năng cần có của phần mềm, đội ngũ tester có thể đưa ra chuỗi số liệu input và output mong muốn mà phần mềm cần phải có
Tạo kế hoạch kiểm tra Acceptance Testing
Trong bản kế hoạch kiểm thử Acceptance testing sẽ xác định các bước cần thiết để kiểm thử sản phẩm và đảm bảo rằng quá trình kiểm thử được thực hiện hiệu quả. Khi lập kế hoạch Acceptance test cần lưu ý những nội dung dưới đây:
- Tầm quan trọng của kế hoạch kiểm thử: Chúng ta cần nêu rõ lý do vì sao kế hoạch kiểm thử chấp nhận là quan trọng và có ý nghĩa gì đối với dự án.
- Mô tả chi tiết bản kế hoạch: Bản kế hoạch cần mô tả các bước cần thiết để thực hiện kiểm thử, các tài liệu liên quan và các báo cáo kết quả kiểm thử.
- Nêu rõ các phương pháp kiểm thử: Chúng ta cần xác định các phương pháp kiểm thử phù hợp để đảm bảo rằng sản phẩm được kiểm thử chặt chẽ và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
- Lịch trình kiểm thử, ngân sách dự tính: Trong bản kế hoạch cần đề ra lịch trình cụ thể cho quá trình kiểm thử và xác định ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm thử chấp nhận.
Tạo các trường hợp kiểm thử Acceptance testing
Các trường hợp kiểm thử hay kịch bản kiểm thử đảm bảo rằng quá trình kiểm thử được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, giúp tăng cường độ tin cậy của phần mềm.
Để tạo các trường hợp kịch bản kiểm thử nhân viên tester cần thực hiện:
- Cho phép xác định các phần của phần mềm được kiểm tra kỹ càng hơn và đặt nặng mức độ quan trọng của chúng.
- Mô tả chi tiết các trường hợp Acceptance testing: những mô tả này cần cung cấp đầy đủ rõ ràng để đảm bảo rằng các kỹ sư kiểm thử có thể hiểu được mục đích và kết quả mong muốn của quá trình kiểm thử
- Viết kịch bản kiểm thử và các bước kiểm thử được thực hiện. Điều này giúp đảm bảo rằng các kỹ sư kiểm thử có thể thực hiện các bước kiểm thử một cách chính xác và đầy đủ.
- Viết lại kết quả quá trình kiểm thử: các kết quả cần được ghi lại và đánh giá để đảm bảo rằng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu và đạt được các tiêu chuẩn chất lượng.
Báo cáo lại kết quả của quá trình Acceptance testing
Báo cáo này giúp cho những người quản lý và các chuyên gia liên quan đến quá trình kiểm thử hiểu rõ hơn về kết quả của quá trình này. Vì nó cung cấp cho họ thông tin về hiệu suất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng của nó và giúp cho các cải tiến và cải thiện được đưa ra một cách chính xác.
Thành phần 1 báo cáo Acceptance testing thông thường bao gồm: những mô tả lại quá trình đã thực hiện, kết quả thu được từ những phương pháp đã thực hiện và đưa ra những đề xuất từ số liệu thu được. Trong đó Mô tả chi tiết của báo cáo cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về quá trình kiểm thử. Các kết quả của quá trình kiểm thử bao gồm các thông tin về hiệu suất của sản phẩm, các lỗi được phát hiện và các vấn đề khác. Cuối cùng là những đề xuất đảm bảo chất lượng của nó và giúp cho các cải tiến và cải thiện được đưa ra một cách.
Một số vấn đề liên quan đến kiểm thử chấp nhận?
Để thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận hiệu quả, kiểm thử viên cần lưu ý tới những yêu cầu sau:
- Chuẩn bị sớm kế hoạch thực hiện của quá trình acceptance testing trong 1 vòng đời của dự án.
- Lên checklist đầy đủ danh sách các bài test cần thực hiện
- Sẵn sàng thực hiện User Acceptance Testing ngay khi mà giai đoạn kiểm thử hệ thống sắp kết thúc để nhanh chóng nghiệm thu sản phẩm
- Chỉ thực hiện các thao tác kiểm thử trên góc nhìn của người dùng cuối cùng, không sử dụng lại các bài test hệ thống nữa.
- Kiểm thử với dữ liệu sẽ dùng trong thực tế, không sử dụng hay khai khống dữ liệu để mong muốn khách hàng chấp nhận sản phẩm
- Có tư duy của một người dùng bất kỳ lúc tiến hành kiểm thử
- Cần có quá trình phản hồi trước khi kết thúc kiểm thử chấp nhận và chuyển sang giai đoạn sử dụng thực tế.
Từ những chia sẻ ở trên, mong rằng các bạn đã nắm được acceptance testing là gì? Có những loại kiểm thử chấp nhận nào. Mong rằng các bạn có thể ứng dụng thông tin phương pháp kiểm thử này vào công việc tester của mình.