Chi tiết bài viết

Điều phiền não nhất trong quá trình phát triển phần mềm đối với lập trình viên đó là phát sinh bug. Trong ngành công nghệ thông tin, thuật ngữ bug không còn quá xa lạ, thế nhưng với những người không trong ngành công nghệ thông tin, bug là gì? Tại sao lại phát sinh bug và cách fix bug như thế nào? Hãy cùng Daotaotester tìm hiểu những thông tin trên bằng bài viết bên dưới nhé!

Bug là gì?
Bug là gì? Cách phân loại và nguyên nhân xảy ra

Bug là gì?

Bug hiểu đơn giản là các lỗi phát sinh trong phần mềm hay trong hệ thống chương trình máy tính. Khi phát sinh các bug hệ thống sẽ hoạt động sai cách và cho kết quả không chính xác hoặc hoạt động không như mong muốn. Phát sinh lỗi là điều mà các lập trình viên, kiểm thử viên không thích chút nào bởi việc phát hiện và sửa các lỗi này tốn rất nhiều công đoạn và sức lực.

Bug chỉ đơn thuần là lỗi phần mềm, xung quanh quá trình phát sinh và sửa lỗi còn cần được biết nhiều thuật ngữ khác. Một số thuật ngữ khác như Debug chỉ quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi phần mềm, hệ thống. Quá trình này diễn ra ngay sau khi những dòng code đầu tiên hoàn thành. Điều này tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết hợp với những unit khác. Các đoạn code sau khi kết nối với nhau mới trở thành phần mềm hoàn chỉnh. 

Khi phát triển phần mềm, debug được thực hiện song song với giai đoạn viết code, chính vì thế thời điểm tìm bug được thực hiện ngay trong giai đoạn này. Không để phần mềm code xong, chạy thử nghiệm mới đi tìm bug.

Các loại bug hay gặp

Các loại bug hay gặp
5 loại phổ biển của bug là gì?

Gần như mọi lỗi xuất hiện trong phần mềm đều được gọi chung là bug. Chúng không chỉ có một loại duy nhất mà tồn tại ở vô số các dạng khác nhau. Vậy các loại phổ biến hiện nay của bug là gì? Chúng ta sẽ cùng liệt kê dưới đây nhé!

Bug tí hon

Với tên gọi này chúng ta có thể xác định được tính chất của những lỗi này. Thế nhưng lỗi không không phải lúc nào cũng dễ sửa. Chúng thường là những lỗi phần mềm hệ thống đến từ những lỗi rất nhỏ trong đoạn code. Chính vì vậy mà các debug phải soi rất kỹ mới có thể tìm ra lỗi. Cách để fix bug là gì? Để có thể đối phó, sửa chữa những loại bug nhỏ như này không phải là dễ. 

Thông thường để loại bỏ các bug tí hon, đội ngũ tester phải mất từ 1-2 ngày để tra soát các đoạn code có vấn đề. Các vấn đề gặp phải đôi khi rất nhỏ như dấu chấm, dấu phẩy, nhưng đó cũng có thể là lý do mà các lập trình viên cần phải vừa viết code vừa sửa lỗi. Với các ngôn ngữ lập trình như Python, Java các bug tí hon có thể đến bởi lỗi căn chỉnh lề… 

Chính vì thế khi kiểm thử viên tìm kiếm các bug, nếu sở hữu kiến thức về các ngôn ngữ lập trình thì sẽ có lợi thế rất lớn.

>>> Xem thêm: Tester có nên biết lập trình hay không? Lợi thế nào dành cho tester khi biết viết code.

Bug khủng

Không giống như các bug tí hon đến từ những chi tiết, sai lầm vụn vặt. Bug khủng thường là các lỗi phần mềm, lỗi hệ thống lớn. Thường các lỗi này xuất phát từ việc sử dụng sai cú pháp trong quá trình soạn thảo code. Khi các lập trình viên vấp phải lỗi thuật toán hay lỗi tài nguyên đều có thể gây ra bug khủng. Tùy theo các vấn đề khác nhau mà nhà lập trình cần phải giải quyết khác nhau. 

Nếu như Bug khủng xuất phát từ lỗi tài nguyên thì nguyên nhân gây ra là do lập trình viên đã sử dụng sai các loại dữ liệu hoặc sai phạm vi truy cập. Điều này buộc developer phải truy xuất các cú pháp đã thực hiện theo từng kiểu ngôn ngữ lập trình. Cách khắc phục nhanh chóng đó là sử dụng trình biên dịch, biện pháp này sẽ sử dụng nguyên tắc theo sát code của phần mềm từ đầu đến cuối, cẩn thận tỉ mỉ, biên tập viên sẽ ít gặp phải lỗi này. 

Bug không tồn tại

Nếu như đã có thể hình dung về hai loại bug ở trên, thì cái tên bug không tồn tại chắc hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng. Tại sao việc việc không tồn tại bug nhưng hệ thống vẫn báo lỗi?  Điều này có lẽ nằm ở sơ xuất của trình biên dịch hoặc là developer đã sử dụng trình biên dịch sai cách. Khi các bug không tồn tại xuất hiện, compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục. Dù cho lập trình viên đã review lại một lượt nhưng các bug này vẫn thường xuyên diễn ra.

Vậy nếu gặp tình trạng này, cách khắc phục bug là gì? Điều bắt buộc phải làm là cập nhật lại trình biên dịch. Nếu như đang sử dụng các phiên bản cũ, trình biên dịch sẽ không thể hỗ trợ được các tính năng mới mang tính hiện hành. Vì vậy, khi dùng trình biên dịch cũ, bug không tồn tại sẽ xuất hiện. Cũng bởi vậy dù đoạn có thể đoạn code hoàn toàn không có vấn đề nhưng hệ thống vẫn báo lỗi.

Bug bất ngờ

Trong các loại bug, bug bất ngờ là loại khó chịu nhất đối với lập trình viên cũng như kiểm thử viên. Sau khi hoàn thiện quá trình code, phần hoàn của bạn hoàn toàn bình thường. Nhưng đến một ngày đẹp trời tự dựng hệ thống lại báo lỗi. Không phải là đoạn code của bạn đã bị sửa đổi mà chỉ đơn giản, nó đã không còn phù hợp ở trong thời điểm đó nữa. Thông thường các dòng code gây ra bug bất ngờ thường phải mất thời gian khá lâu để tìm kiếm và sửa đổi. Chính vì thế mà khi lập trình viên đã cảm thấy phần mềm hoạt động bình thường thì không nên chạy lại hay biên dịch lại code nữa.

Bug ẩn thân

Nếu như bug bất ngờ gây ức chế nhất cho lập trình viên thì bug ẩn thân lại là loại bắt hay gặp nhất. Loại bug này không phát sinh từ quá trình viết code hay biên dịch, mà chỉ khi hoàn thành phần mềm thì mới xuất hiện. Để sửa lỗi lập trình viên gần như phải debug lại toàn bộ phần mềm từ đầu.

Đôi khi chính các bug ẩn thẩn này, là vị trí tốn công khi phần mềm bị hack. Điều này đem đến sự cố hoạt động và hoạt động không mong muốn của hệ thống, phần mềm. 

Nguyên nhân phát sinh của các bug

Nguyên nhân phát sinh của bug là gì?
Các nguyên nhân phát sinh phổ biến của bug là gì?

Sau khi đã hiểu rõ bug là gì? Các loại bug hay gặp, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân nhân phát sinh của bug.

Bug phát sinh do yếu tố con người

Trong hầu hết các dự án, nguyên nhân chính của việc phát sinh lỗi đến từ yếu tố con người. Đây là nguyên nhân khá dễ hiểu vì các lập trình viên dù có kiến thức và kinh nghiệm trong nghề thì vẫn có thể mắc phải những sai lầm trong quá trình xử lý thông tin và tìm các kỹ thuật code. Chính vì vậy mà trong 1 dự án phát triển phần mềm quá trình code sẽ được chia cho 2, 3 developer khác nhau và mỗi developer sẽ có 1-2 tester kiểm thử lại. Điều này đảm bảo cho những đoạn code được viết ra không bị mắc lỗi hệ thống lớn và nếu có thì cũng chỉ là những bug nhỏ dễ dàng được tester phát hiện.

Hiểu sai vấn đề cần code và thiết kế phần mềm

Lỗi này thường phát sinh do sự thiếu hiểu ý giữa design và developer. Dẫn đến, developer chưa hoàn toàn hiểu ý tưởng thiết kế phần mềm. Trong quá trình trao đổi có thể hiểu lầm và code theo cách hiểu của developer. Cuối cùng kết quả thu được là những đoạn code không đúng với mong muốn ban đầu.

Bị áp lực bởi thời gian thực hiện

Áp lực về mặt thời gian là khá lớn khiến cho bug phát sinh nhiều hơn. Có hai trường hợp mà deadline tác động trực tiếp đến hiệu quả của phần mềm đó là buộc cho lập trình viên hoạt động hết công suất, khó tránh khỏi sai sót ở những chi tiết nhỏ và sau cùng. Thứ hai, nhiều dự án dưới áp lực của deadline không kịp trải qua quá trình test mà đã phải bàn giao tới cho khách hàng.

Logic design không thiết thực để code

Việc design phần mềm quá phức tạp ngay từ ban đầu dẫn đến sự đòi hỏi về trình độ code là quá khó, dẫn đến không chỉ những lỗi nhỏ mà cả những lỗi lớn.

Cách code của lập trình viên chưa thực sự hiệu quả

Như đã nói ở trên, đã phần các bug khủng đến từ việc sử dụng sai cú pháp của lập trình viên, hay việc sử dụng sai tài nguyên. Nguyên nhân này hoàn toàn đến từ trình độ của developer, cách duy nhất để khắc phục chỉ có thể là để developer tự cải thiện kỹ năng lập trình của bản thân.

Build version không đồng nhất

Các chức năng đã được build ở phiên bản trước và sau này, bug hồi quy xảy ra và chúng ta không biết bug nảy sinh từ bản build nào thì rất khó để xử lý. Chính vì thế việc build version phải diễn ra đồng nhất để tiện cho việc debug

Quy trình kiểm thử, tester thiếu chuyên nghiệp

Để phát sinh bug, đôi khi không hoàn toàn lỗi đến từ lập trình viên hay designer, mà hoàn toàn có thể do quy trình test của kiểm thử viên có vấn đề. Đại đa số các dự án phát triển phần mềm hiện nay đều đưa các bản cập nhật liên tục nên đòi hỏi tester phải có quy trình kiểm thử liên tục trong từng phiên bản và đặc biệt lưu ý giai đoạn kiểm thử hồi quy.

Sử dụng tool có sẵn

Trong giai đoạn kiểm thử, việc sử dụng tool là điều chắc chắn sẽ diễn ra. Tuy nhiên đa phần các tool hiện nay do các bên thứ 3 phát triển. Và việc sử dụng các loại tool này mới chính là nguyên nhân gây ra lỗi hệ thống chứ không phải là các đoạn code của bạn. Vì thế nếu có sử dụng các tool hỗ trợ cần phải test kỹ trước khi sản phẩm cho ra mắt thị trường.

Những câu hỏi thường gặp khi xảy ra bug

Chạy bug là gì?

Các lỗi phần mềm trong hệ thống máy tính hay trong chương trình lập trình khiến cho kết quả khi chạy xong bài code bị lỗi, không chính xác, điều đó đồng nghĩa với việc không được như bạn mong muốn.

Debug dùng để làm gì?

Debug hay còn gọi là trình gỡ lỗi, chúng được sử dụng để xác định các Bug mã hóa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Chúng được sử dụng để tái tạo các điều kiện mà Bug đã xảy ra, sau đó kiểm tra trạng thái chương trình tại thời điểm đó và xác định nguyên nhân.

Fix bug là gì?

Là quá trình sửa các lỗi phần mềm hay hệ thống. Fix bug sẽ được thực hiện sau khi đã tìm được nguyên nhân ở Debug

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Daotaotester cung cấp cho đọc giả về những lỗi hay say ra khi phát triển phần mềm. Hi vọng bạn đã hiểu được bug là gì? Phân biệt được những lỗi khác nhau của phần mềm cũng như nguyên nhân phát sinh bug.

Bài trước

Acceptance testing là gì? Tất tần tật những điều cần biết về loại kiểm thử chấp nhận.

Bài tiếp theo

Làm cách nào để kiểm thử website, các công cụ hỗ trợ testing web

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone