Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Sau giai đoạn phát triển, để phần mềm hoàn thiện hoàn hảo nhất trước khi phát hành tới tay người tiêu dùng, beta testing là phương pháp không thể thiếu được sử dụng để đánh giá sản phẩm. Vậy Beta test thực chất là gì? Và quy trình triển khai beta test như thế nào?
Beta test là gì?
Cũng giống như Alpha test, beta test là một trong 2 phương pháp Acceptance testing. Phương pháp này đánh giá trải nghiệm người dùng, mức độ hài lòng của khách hàng về phần mềm đang phát triển. Thông qua một phiên bản dùng thử và từ những phản hồi đó để đội ngũ phát triển phát hiện và sửa đổi
Chính vì sự cho phép real user sử dụng và trải nghiệm nên cần tạo môi trường thực cho những thử nghiệm. Thông qua trải nghiệm này, đội ngũ phát triển có thể trực tiếp lắng nghe những ý kiến đóng góp của users, để phát hiện các lỗi hay bất cứ vấn đề nào trước khi phát hành chung.
Việc sử dụng thử nghiệm beta sau khi thực hiện alpha test, nhờ đó hầu hết các lỗi được phát hiện và dễ dàng khắc phục. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí bởi các trục trặc nhỏ được sửa chữa trước khi phát hành.
Các loại kiểm thử bên trong beta test
Bên trong Beta test, các kiểm thử viên chia làm 5 loại kiểm thử bao gồm:
Public beta test
Phương pháp kiểm thử này được thực hiện sau khi phần mềm được phát hành. Từ những phản hồi trực tiếp từ end user mà đội ngũ phát triển đưa ra cải tiến.
Technical beta test
Đối với khách hàng sử dụng sản phẩm, phần mềm, sẽ có một lượng lớn khách hàng có am hiểu về công nghệ và đã sử dụng nhiều phần mềm có chức năng tương tự. Chính vì thế phương pháp technical trong beta test tập trung vào việc phát hiện các lỗi phức tạp, sau đó báo cáo thực khi quy trình kiểm thử phần mềm chất lượng cao cho đội ngũ lập trình.
Focused test
Quá trình kiểm thử này diễn ra sau khi phần mềm đã được phát hành ra ngoài thị trường. Ở thời điểm này mọi ý kiến phản hồi đến từ người dùng đều được ghi nhận và đánh giá để từ đó cải tiến và điều chỉnh các chức năng.
Marketing beta test
Bên cạnh Focused test, marketing beta test cũng là phương pháp kiểm thử được sử dụng để thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi phát hành phần mềm. Bằng các hình thức marketing, thu hút người user sử dụng phần mềm từ đó đưa ra những đánh giá về tiếp thị cũng như những đánh giá về chất lượng phần mềm.
Post-release test
Nếu như các phương pháp kiểm thử trên được lấy làm cơ sở để đưa ra những cải tiến về chức năng hiện có của sản phẩm hiện tại. Thì việc thực hiện post release test lại là phương pháp để đội ngũ phát triển các bản cập nhật, bản cải tiến trong.
Một trong những ví dụ về beta test khá nổi tiếng là tựa game League of Legend – tựa game Moba số một thế giới. Cứ từ 4-6 tuần, đội ngũ phát triển của Riot game lại đưa ra 1 phiên bản cải tiến mới để thay đổi Meta cho cộng đồng người chơi. Trong thời gian 4-6 tuần đó, các lập trình viên và kiểm thử viên sẽ phải thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng người chơi sau đó đưa ra những thay đổi, chỉnh sửa để đưa vào phiên bản Beta (phiên bản cho 1 số người chơi nhất định dùng thử). Sau đó tiếp tục ghi nhận những đóng góp trong phiên bản Beta để hoàn thiện trở thành phiên bản chính thức.
Mục tiêu và thời điểm thực hiện beta test
Với việc cho thu thập phản hồi từ cộng đồng người dùng để cải tiến chức năng phần mềm, Beta test có những vai trò dưới đây:
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
- Tự tin về khả năng thành công cũng như viral của sản phẩm khi được phát hành
- Thu thập các đề xuất, phản hồi người dùng để có những đánh giá hiệu quả
Quy trình thực hiện beta test
Lên planning kiểm thử
Để quá trình beta test diễn ra suôn sẻ và đạt được những kết quả như mong đợi, các kiểm thử viên cần xây dựng được kế hoạch test cụ thể bao gồm các mốc thời gian thực hiện, số lượng người test cần có…
Participants Recruitment
Với lượng ngân sách trải dài qua toàn bộ dự án, việc dành nhiều chi phí cho phương pháp test là không khả thi. Chính vì vậy cần giới hạn số lượng người test tối thiểu và tối đa. Với đa số các dự án đã được triển khai, số lượng người lý tưởng để tham gia kiểm thử beta là 50-250 người.
Product Launch
Khi thử nghiệm sản phẩm ở phiên bản Beta thì nó sẽ được khởi chạy và cài đặt ở phía khách hàng hoặc người dùng. Họ sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm để đánh giá chất lượng và dựa trên các phản hồi cùng lỗi thu thập được để sửa chữa và giải quyết vấn đề bởi lập trình viên.
Thu thập và đánh giá phản hồi
Các lỗi được phát hiện thông qua quá trình thử nghiệm beta bằng phản hồi của người dùng sẽ được kiểm tra lại thông qua quy trình xử lý lỗi.
Những phản hồi, đề xuất của người tham gia được thu thập lại qua quá trình trải nghiệm với sản phẩm. Tiếp đó nó được sử dụng để phân tích và làm khách hàng hài lòng với sản phẩm. Các đề xuất được xem xét để tiến hành cải thiện sản phẩm trong những phiên bản tiếp theo của nó.
Báo cáo lại toàn bộ bài test
Khi trải qua 1 khoảng thời gian test nhất định, các tính năng sẽ hoạt động ổn định không phát sinh bất cứ lỗi nào. Đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn đầu vào đầu ra của sản phẩm.
Các tiêu chuẩn đánh giá Beta test
Nếu như ở trên, chúng ta có nhắc đến tiêu chuẩn đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra của một sản phẩm sau khi thông qua qua bài kiểm thử Beta. Vậy chính xác các tiêu chuẩn đó là gì?
Tiêu chuẩn đầu vào
- Có được những phản hồi tích cực từ quá trình alpha test và các lỗi được phát hiện ở quá trình trên đã được fix toàn bộ
- Khả năng tương thích của nền tảng thứ cấp được hoàn tất và những trang web beta đã sẵn sàng để cài đặt.
Tiêu chuẩn đầu ra
- Các chu kỳ test được hoàn thiện
- Các vấn đề nghiêm trọng cần được khắc phục và kiểm tra lại.
- Cần hoàn thành việc xem xét hiệu quả các phản hồi do người tham gia cung cấp.
- Báo cáo tóm tắt thử nghiệm Beta.
- Dựa trên các vấn đề phát hiện được để giúp nhà phát triển sửa lỗi.
Trên đây là tất tần tật thật những gì mà beta test mà tester nên biết mà Daotaotester tổng hợp. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức và áp dụng trong quá trình học và kiểm thử của mình. Để tìm hiểu thêm về kiến thức để trở thành tester đừng bỏ lỡ khoá học tester dành cho người mới bắt đầu.