Chi tiết bài viết

Tóm tắt nội dung

Câu hỏi phỏng vấn là một trong những bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng tester. Bên cạnh đó, đối với các ứng viên, các câu hỏi phỏng vấn cũng là cơ hội để thể hiện khả năng và kinh nghiệm của mình. Do đó, việc chuẩn bị cho phỏng vấn là rất quan trọng để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình tuyển dụng. Cùng tham khảo những câu hỏi phỏng vấn tester trong bài viết dưới đây nhé!

Tester là gì?

Tester là một chuyên gia công nghệ thông tin, là những người trực tiếp kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi trong quá trình phát triển phần mềm. 

Tùy từng công ty mà tester có nhiều mảng như QA QC. Tester cũng được phân loại thành các vị trí là Manual Tester, Automation Tester và Security Tester.

Xu hướng tuyển dụng của ngành Tester

Xu hướng tuyển dụng ngành Tester

Trong những năm gần đây, ngành Tester đang là một trong những ngành nghề công nghệ thông tin được săn đón nhiều nhất. Có thể dễ dàng chứng kiến các xu hướng tuyển dụng mới của ngành này như sự phát triển của Test Automation, chuyển đổi sang Agile và DevOps, phát triển của AI và Machine Learning, chuyển đổi sang kiểm thử liên tục và đánh giá cao các kỹ năng mềm của ứng viên. 

Tuy cơ hội là rộng mở nhưng yêu cầu tuyển dụng của ngành này chưa bao giờ là thấp.

Các công ty đang tìm kiếm các tester có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc triển khai và quản lý các dự án test automation, làm việc trong môi trường Agile và có kiến thức về các công cụ phát triển và triển khai sản phẩm. 

Các tester cũng cần có kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng các công nghệ AI và Machine Learning, triển khai kiểm thử liên tục và có các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và xử lý vấn đề.

Vậy cùng tham khảo những câu hỏi phỏng vấn tester dưới đây để có một buổi phỏng vấn thành công nhé!

>>> Xem thêm Học Tester có dễ xin việc không?

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn tester liên quan đến bản thân ứng viên

Câu 1: Câu hỏi liên quan đến giới thiệu bản thân

Ở câu hỏi này, bạn nên giới thiệu ngắn gọn về bản thân với những thông tin như tên, tuổi, kỹ năng, sở thích và kinh nghiệm của mình. Để nhà tuyển dụng có thể nắm sơ qua về tính cách và con người của bạn.

Câu 2: Tại sao bạn lại chọn công việc Tester?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem công việc này có ý nghĩa thế nào với bạn. Sự nhiệt huyết và yêu nghề của bạn cũng sẽ được thể hiện trong câu hỏi này. Vậy nên hãy đưa những lý do thật thuyết phục. Có thể nói một chút về những trải nghiệm đáng nhớ của bản thân trước đó về công việc này. 

Câu 3: Bạn cảm thấy để trở thành Tester thì cần những tố chất gì? Và bạn đáp ứng được bao nhiêu %

Tố chất quan trọng của một Tester chính là sự chăm chỉ, cẩn thận. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một số tố chất như có trách nhiệm với công việc, có khả năng phân tích vấn đề, xử lý được các lỗi hoặc vấn đề lập trình cơ bản.

Với câu hỏi tự đánh giá bản thân, bạn hãy lấy một thang điểm mẫu và dựa vào đó để đánh giá phù hợp nhé!

Những câu hỏi phỏng vấn tester về trình độ chuyên môn

Câu hỏi phỏng vấn Tester về trình độ chuyên môn

Câu 1: Bạn hiểu thế nào về kiểm thử phần mềm? Quy trình kiểm thử như thế nào?

Bạn có thể trả lời như sau:

Kiểm thử phần mềm là quá trình kiểm tra, phát hiện các lỗi nếu có của phần mềm đã được lập trình. Ngoài ra sẽ bao gồm đánh giá phần mềm có đáp ứng được các nhu cầu, tiêu chí của khách hàng hay không.

Quy trình kiểm thử tham khảo: Chạy thử dự án -> thực hiện chuẩn bị kiểm thử -> tiến hành các bài/hạng mục kiểm tra -> thực hiện hậu kiểm thử -> làm báo cáo về kết quả sau kiểm thử.

Câu 2: Bạn biết bao nhiêu phương pháp kiểm thử phần mềm

Bạn có thể nêu 2 phương pháp kiểm thử sau:

Kiểm thử hộp đen: Dùng khi test theo yêu cầu, tiêu chí của khách hàng, đưa ra các chức năng hệ thống.

Kiểm tra hộp trắng: Kiểm tra về các thuật toán, mã code, cấu trúc của chương trình.

Câu 3: Để phát triển phần mềm cần các giai đoạn như thế nào?

Để phát triển phần mềm sẽ cần qua 4 giai đoạn chính. Bao gồm:

Unit testing: Kiểm thử đơn vị.

Integration testing: Kiểm thử tích hợp.

System testing: Kiểm thử hệ thống.

Acceptance testing: Công nhận kiểm thử.

Câu 4: Giai đoạn nào thường xuất hiện lỗi khi phát triển phần mềm?

Bạn có thể trả lời theo gợi ý sau: 

Lỗi thường sẽ xuất hiện ở giai đoạn làm việc sau khi lập trình viên code xong phần mềm và chuyển cho Tester. Quá trình testing và fix bug thường được diễn ra song song song với nhau. Do đó, đây là giai đoạn thường phát sinh nhiều lỗi nhất.

Câu 5: Khi nào thì nên dừng quá trình kiểm thử?

Tùy vào từng dự án mà điều kiện dừng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên thường sẽ bao gồm các điều kiện sau:

Quá thời gian kiểm thử

Hết ngân sách chi trả

Đã đạt được yêu cầu về test case và tỷ lệ bug 

Các lỗi phát hiện khi kiểm thử đã được fix

Sản phẩm ít bug, hoạt động ổn định, tốt

Kiểm thử đã hoàn thiện, tài liệu đã được cập nhật đầy đủ

Quản lý dự án quyết định dừng kiểm thử

Câu 6: Test hiệu năng, kiểm thử chịu tải là gì?

Là quá trình đo tải khả năng của hệ thống. Cách chúng xử lý dữ liệu như thế nào, từ đó đưa ra được ngưỡng tối đa của hệ thống.

Câu 7: Báo cáo kiểm thử thường gồm những phần nào?

Thông thường sẽ có tên của Tester, tên dự án, số lượng test case đã viết/số lượng đã test, số lượng test case Fail/Pass, số lượng defect trên module, tiến độ fix lỗi,…

Câu 8: Kiểm thử hệ thống là gì?

Kiểm thử hệ thống là test toàn bộ hệ thống. Trong đó, tất cả các module/components được tích hợp theo thứ tự để xác minh rằng hệ thống làm việc đúng hay không. Quá trình này được thực hiện sau Integration Testing và đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành một sản phẩm chất lượng cao.

Câu 9: Bạn sẽ làm gì nếu dự án đã kiểm thử rồi nhưng vẫn phát sinh lỗi?

Sau giai đoạn kiểm thử, nếu không có vấn đề gì phát sinh, dự án sẽ hoàn thành. Tuy nhiên sau đó, dự án phát sinh lỗi thì hãy thật bình tĩnh để xác định chính xác đó là lỗi gì. Nếu do lỗi của bạn, hãy nhận trách nhiệm và liên hệ để khắc phục nhanh chóng nhất. Còn nếu khách hàng thực hiện sai thao tác thì hãy hướng dẫn họ từ từ đến khi hoàn thành quy trình.

Những câu hỏi phỏng vấn tester về mức độ phù hợp

Kế hoạch và định hướng của bạn trong 6 tháng – 1 năm tới là gì?

Các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn những ứng viên có định hướng làm lâu dài và có kế hoạch lộ trình thăng tiến phát triển công việc rõ ràng cho bản thân. Chính vì vậy, hãy vạch ra định hướng cụ thể mà bản thân muốn theo đuổi để trình bày với nhà tuyển dụng.

Nếu có thư mời nhận việc, bạn có thể đi làm vào khi nào?

Câu hỏi này nhằm xem xét thái độ nhiệt huyết và mức độ cần công việc của bạn đến đâu. Và đương nhiên các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển những người luôn sẵn sàng cho công việc. Vì vậy, hãy khéo léo đưa ra một lịch trình đi làm cụ thể, càng sớm càng tốt. Còn trong trường hợp chưa thể làm việc ngay sau khi có thư mời nhận việc, hãy cho nhà tuyển dụng những lý do thật sự thuyết phục.

Một số câu hỏi ứng viên có thể dành cho các nhà tuyển dụng tester

Bên cạnh việc chuẩn bị cho những câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đưa ra. Các ứng viên cũng nên đặt ra một số những câu hỏi cho nhà tuyển dụng để thể hiện được quan điểm và nguyện vọng của mình.

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng Tester

Có thể tham khảo một số câu hỏi như:

  • Định hướng của công ty cho vị trí tester khi làm việc tại đây là gì?
  • Công việc chi tiết của tester trong công ty mình là sẽ làm gì?
  • Khi làm việc tại đây, tôi có thể được học hỏi thêm những kỹ năng nào khác không?
  • Chế độ đãi ngộ và lương thưởng dành cho vị trí tester như thế nào?

>>> Xem thêm Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Tester mới nhất 2023 và cách trả lời

Câu hỏi phỏng vấn là bước quan trọng trong tuyển dụng tester. Việc chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp ứng viên thể hiện tốt khả năng và kinh nghiệm của mình, đồng thời hiểu rõ hơn về công việc và quy trình kiểm thử. Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn tester được cập nhật trong bài viết trên đã phần nào giúp cho sự chuẩn bị của các ứng viên trở nên tự tin, thuận lợi.

Bài trước

Các chứng chỉ Tester mà kiểm thử viên nên theo đuổi trong sự nghiệp

Bài tiếp theo

Issue là gì? 4 loại issue cần đặc biệt lưu ý

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone