Chi tiết bài viết

Trong công việc hàng ngày của một kiểm thử viên, kỹ thuật regression test một trong những kỹ thuật sử dụng nhiều nhất. Vậy Regression test là gì? Tại sao kỹ thuật này lại thường xuyên được sử dụng trong test case. Hãy cùng daotaotester.vn tìm hiểu kỹ hơn khái niệm và vai trò của kiểm thử truy hồi trong các kỹ thuật kiểm thử phần mềm.

Regresstion test là gì?
Regresstion test là gì?

Regression test là gì?

Regression test dịch tiếng việt là kiểm thử hồi quy, đây là một hình thức kiểm thử phần mềm để kiểm tra các chức năng cũ và mới của phần mềm có hoạt động đúng và như mong muốn sau khi đã thay đổi, cập nhật của hệ thống hay không? Mục đích chính của phương pháp hồi quy này giúp cho đội ngũ phát triển đảm bảo những đoạn code mới được thêm vào không ảnh hưởng đến những chức năng sẵn có của nó. Đảm bảo các đoạn code và những chức năng mới không gây xung đột trong hệ thống.

Tại sao phải sử dụng regression test

Các phần mềm, ứng dụng sẽ có nhiều bản nâng cấp, cải tiến để mang đến bản trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Để thực hiện điều đó, các lập trình viên phải không ngừng cải tiến và bổ sung các đoạn code bên cạnh lớp code cũ, đồng thời thêm tính năng để đáp ứng nhu cầu càng cao của cộng đồng sử dụng ứng dụng. Tuy nhiên điều này rất dễ gây ra những xung đột giữa tính năng mới và tính năng sẵn có của phần mềm. Lúc này Developer và Regression Tester phải có sự phối hợp nhịp nhàng để không ngừng cải tiến sản phẩm.

Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trong đoạn code cũng khiến cho việc chạy phần mềm khó khăn hơn. Vai trò của Regression Tester lúc này không khác gì vai trò của một developer phát triển sản phẩm ngay ban đầu. Điều này trả lời chính xác cho câu hỏi vai trò của Regression test là gì?

Một ví dụ tiêu biểu trong cộng đồng công nghệ về trường hợp này là Game League of Legends (LOL). Đây là tựa game Moba số 1 thế giới trong hơn 1 thập kỷ qua với cộng đồng người chơi lên đến hơn 1 tỷ người. Điều này đòi hỏi đổi ngũ điều hành và phát triển của Riot liên tục đưa ra các bản cập nhật và tính năng mới của trò chơi. Tuy nhiên, do đoạn code gốc của LOL đã quá lỗi thời dẫn đến cả Regression Tester và Developers không thể mở rộng thêm tính năng của game mà chỉ có thể đưa ra các bản cập nhật.

Vai trò của regression test là gì?

Tóm lại bất cứ có những thay đổi nào về tính năng và code thì Regression test đều sẽ được thực hiện, đảm bảo chất lượng phần mềm tốt nhất đến tay người dùng.

Kiểm thử hồi quy có ưu và nhược điểm gì?

Cũng như đa phần các phước pháp kiểm thử khác, kiểm thử hồi quy cũng có những ưu và nhược điểm của riêng mình:

Ưu điểm

  • Hỗ trợ phát triển và hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo không có lỗi phát sinh trong quá trình nâng cấp sản phẩm
  • Đảm bảo quá trình sửa đổi và bổ sung mới không gây ảnh hưởng đến tác dụng của các dòng code cũ.
  • Kiểm tra các lỗi phát sinh thêm 1 lần nữa và khắc phục các bugs này 1 cách triệt để
  • Có thể thực hiện Regression Testing bằng các công cụ Automation, nhờ vậy tiết kiệm thời gian cho đội ngũ phát triển
Ưu và nhược điểm của regression test là gì?
Ưu và nhược điểm của regression test là gì?

Nhược điểm

  • Quá trình kiểm thử trong Regression Test hết sức phức tạp và tốn thời gian. Điều này gây mất kiên nhẫn cho kiểm thử viên nếu không thành thạo các công cụ Automation
  • Kể cả khi phát sinh các lỗi nhỏ nhất, đều phải sử dụng kiểm thử hồi quy. Do vậy quá trình phát triển sản phẩm rất mất thời gian

Các phương pháp kiểm thử hồi quy cơ bản

Để thực hiện Regression Testing, nhân viên kiểm thử có thể thực hiện 3 phương pháp. Vậy 3 phương pháp bên trong Regression test là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết cho các phương pháp này:

  • Kiểm thử lại toàn bộ phần mềm: Đây là sự lựa chọn buộc Kiểm thử viên phải kiểm tra lại toàn bộ phần mềm một cách tổng thể. Điều này khiến cho toàn bộ quá trình mất rất nhiều thời gian, vì thế chỉ lựa chọn phương pháp kiểm thử này khi không còn cách nào phát hiện ra bugs, hoặc dùng để hồi quy lần cuối trước khi phát hành ứng dụng ra thị trường.
  • Kiểm thử một cách chọn lọc: Phương pháp này cho phép nhóm phát triển lựa chọn một đại diện cho các thử nghiệm sẽ xấp xỉ một thử nghiệm đầy đủ. Tuy nhiên khác với phương pháp hồi truy toàn bộ, phương pháp kiểm thử chọn lọc đòi hỏi ít thời gian và chi phí hơn.
  • Ưu tiên cho trường hợp kiểm thử: Trong điều kiện hạn chế về thời gian và chi phí, Tester/QA có thể ưu tiên lựa chọn những kiểm thử những phần dễ ảnh hưởng đến cả bản cũ lẫn bản cập nhật của phần mềm. Tuy giúp tối ưu thời gian nhưng không thể đảm quá quá trình kiểm thử hoàn chỉnh 100%.

Chiến lược thực hiện kiểm tra hồi quy hiệu quả

Sau khi đã nắm rõ Regression test là gì? Và hiểu ra các phương pháp kiểm thử hồi quy. Để tối ưu kỹ thuật kiểm thử hồi quy của mình, phải lập kế hoạch chiến lược phù hợp bằng cách lưu ý các yếu tố cố định. Dưới đây là các cách giúp cho nhân viên kiểm thử tối ưu quy trình regression tests:

  • Thực hiện lại quá trình kiểm thử một lần nữa: Sau khi sản phẩm đã được phát hành, các kiểm thử viên và lập trình viên phải kiểm tra các khu vực dễ có lỗi một lần nữa. Việc thực hiện quá trình lành khá tốn thời gian vì toàn bộ đoạn code và quá trình gần như đã được đóng gói. Chính vì thế cần phải thực hiện phương pháp automation.
  • Kiểm tra các thử nghiệm có mức độ ưu tiên cao: 50% thời gian diễn ra trong quá trình kiểm thử hồi quy nên dành cho các kỹ thuật Functional Testing.

>>> Xem thêm: Functional Testing là gì? Sự khác biệt giữa Functional và Non Functional Test.

  • Kiểm thử các tính năng phức tạp: Nhiều ứng dụng có các đoạn code và chức năng phức tạp, để phần mềm khi đến tay end user có được trải nghiệm hoàn hảo thì các chức năng này phải được hồi quy nhiều lần.
  • Thực hiện các kiểm thử khám phá: Sau khi được bổ sung các tính năng mới, hay cập nhật những tính năng cũ, các thử thách kiểm thử mới phải được thực hiện. Vì chỉ khi thử nghiệm ở thời điểm này mới có thể phát hiện các lỗi .
  • Tăng năng suất và giảm thời gian kiểm thử: được thực hiện bởi các automation test, có thể thực hiện các thử nghiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn.
  • Thực hiện kiểm thử hồi quy ngẫu nhiên: Trong quá trình phát triển và tối ưu phần mềm, luôn luôn có những lỗi phát sinh xảy ra

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giúp người đọc hiểu được Regression test là gì? Hy vọng bạn đọc có được những thông tin bổ ích để có thể vận dụng hiệu quả kỹ thuật kiểm thử hồi quy.

Bài trước

Top 3 kiểu dữ liệu trong MYSQL mà bạn cần phải biết

Bài tiếp theo

Test Report là gì? Phải làm sao để viết Test Report tốt.

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone