Chi tiết bài viết

Sự bùng nổ của internet trong thời đại 4.0 đã làm cho ngành công nghệ thông tin bước vào thời đại phát triển nhất, chúng xuất hiện ở mọi lĩnh vực, ngành nghề kéo theo đó là nhu cầu nhân lực ngày càng lớn. Do đó, IT luôn là lựa chọn công việc hàng đầu hiện nay, nhưng phổ biến nhất vẫn là 2 vị trí cơ bản là tester và lập trình viên. Tuy nhiên hầu hết sinh viên mới ra trường đều muốn bắt đầu với Tester.

Vậy tại sao Tester luôn là lựa chọn thú vị đối với các bạn trẻ? Sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong IT ra sao? Cùng tìm hiểu với daotaotester.vn trong bài viết dưới đây nhé!

su khac biet giua tester va nhung nghe khac

So sánh sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong IT

Ứng dụng trên điện thoại, máy tính được ra đời ngày càng nhiều đem tới cho chúng ta nhiều thuận lợi. Đặc biệt đằng sau sự thành công ấy chính là sự cố gắng của developers và tester. Vậy sự khác biệt của tester và những nghề khác trong IT là gì? Theo dõi ngay những thông tin dưới đây nhé:

  • Developers: Là người sáng tạo và lập trình nên ứng dụng, muốn thực hiện tốt công việc này đòi hỏi bạn cần có tư duy logic, thành thạo ngôn ngữ lập trình và code dự án. Bên cạnh đó, khi công nghệ ngày càng phát triển thì đòi hỏi lập trình viên phải liên tục học hỏi và cập nhật xu hướng mới nếu không bạn sẽ là người “lạc hậu” và không có chỗ đứng trong ngành này.
  • Tester: Công việc kiểm thử tìm lỗi với định kiến “vạch lá tìm sâu”, tìm lỗi để báo cáo lại với devs công việc tưởng chừng đơn giản nhưng mất nhiều thời gian trong việc kiểm thử hiệu năng và tính năng trong ứng dụng phần mềm. Không cần sự sáng tạo như devs nhưng bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ thì mới có thể nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng ngày.
  • BA – Bussiness Analyst: Bộ phận này thường thực hiện các công việc ở giai đoạn đầu tiên của dự án. Bên cạnh đó, BA cũng hỗ trợ nhóm thực hiện các yêu cầu có liên quan. Sau đó, tester sẽ là bộ phận tham gia kiểm thử dữ liệu code và trực tiếp trao đổi với dev khi có lỗi xảy ra.
su khac biet giua tester va nhung nghe khac

Qua đó bạn có thể thấy sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong IT đặc biệt là với devs. Với tính chất công việc trái ngược nhau. Một bên code sản phẩm và một bên tìm lỗi để giúp sản phẩm hoàn thiện hơn, và developers không thể nào code mà không xảy ra lỗi, tester không thể đảm nhiệm công việc code cho toàn dự án. Vì thế, nếu thiếu 1 trong 2 bộ phận thì dự án sẽ không thể hoàn thiện theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Nguyên nhân khiến tester luôn là vị trí hấp dẫn đối với các bạn trẻ

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Tester

Công việc kiểm thử phần mềm là công việc phù hợp với mọi người đặc biệt với những bạn hướng nội. Bạn không cần giao tiếp quá giỏi, bạn không cần năng động mà để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi bạn cần cẩn thận, chăm chỉ.

Bên cạnh đó, nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc là người làm trái ngành thì chỉ cần bạn nỗ lực tự học hoặc đăng ký khóa học tester cho người mới bắt đầu tại trung tâm thì bạn đã có thể bắt đầu với công việc này. Nhìn chung, để trở thành tester bạn chỉ cần nắm vững các kiến thức như:

  • Hiểu được yêu cầu của dự án, ứng dụng.
  • Biết cách lên kế hoạch và chiến lược kiểm thử cho từng giai đoạn cụ thể.
  • Viết testcase và phân tích chúng.

Tuy nhiên, đó chỉ là kiến thức cơ bản nhất để bạn bắt đầu công việc của tester nhưng để có thể trở thành tester chuyên nghiệp và thăng tiến xa hơn thì bạn cần học thêm rất nhiều kiến thức khác về manual test hoặc automation test tùy vào định hướng trong tương lai của bạn.

su khac biet giua tester va nhung nghe khac

Vị trí không đòi hỏi kỹ năng lập trình

Hiện nay đa phần các công việc tester đều được thực hiện theo phương pháp kiểm thử thủ công – manual test và không yêu cầu quá cao về kỹ năng lập trình cũng như ngôn ngữ lập trình code.

Tuy nhiên, ngoài kiểu test đó bạn cũng cần học thêm về kiểm thử chức năng – funtional test, kiểm thử hiệu năng – performance testing và kiểm thử tự động – automation test để có kiến thức nền tảng về các tools kiểm thử tự động từ đó mới có thể xây dựng được tính năng phù hợp với các dự án lớn.

Trên thực tế nếu bạn muốn làm công việc liên quan tới IT bạn cần phải biết và hiểu về lập trình thì mới có thể tiếp cận được với ứng dụng hoặc dự án công nghệ, đặc biệt là bộ phận đảm nhiệm trực tiếp công việc này như developers bussiness analyst. Còn với tester công việc hàng ngày là kiểm thử và tìm lỗi trong phần mềm do đó bạn không cần quá giỏi về lập trình đây cũng chính là sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong IT.

Lộ trình phát triển rõ ràng

Không phải ngẫu nhiên tester luôn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ và những lao động trái ngành. Một trong những nguyên nhân hấp dẫn với nhiều người bởi vị trí này luôn có lộ trình phát triển chung rõ ràng và nhiều tiềm năng cụ thể từ Fresher – Junior – Senior – Test Leader – Test Manager – Senior Test Manager.

Có thể nói nếu bạn mới ra trường hoặc vừa hoàn thành các khóa học tester tại các trung tâm thì khởi đầu công việc của bạn sẽ làm ở vị trí Fresher, sau đó bạn có thể tích lũy và thăng tiến dần lên vị trí cao hơn. Hơn nữa, nếu bạn đạt trình độ của test leader thì bạn cũng có thể rẽ hướng sang các công việc khác có liên quan như Bussiness Analyst (BA) hoặc Project Manager (PM).

su khac biet giua tester va nhung nghe khac

Có thể nói đây là lộ trình và hướng đi đầy tiềm năng ở công việc tester. Do đó, nó cũng là lý do khiến kiểm thử phần mềm trở nên thú vị hơn so với các công việc khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhiều cơ hội trong tương lai

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ra đời kéo theo nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực IT điều này làm cho sự cạnh tranh trong các công việc này ngày càng tăng. Thực tế số nhân lực của ngành này luôn thiếu bởi cứ 1 developer sẽ cần 3 – 5 tester. Như vậy bạn có thể thấy với nhu cầu tuyển dụng cao, nhiều cơ hội việc làm đặc biệt công việc này sẽ là lợi thế đối với những bạn nhiệt huyến, chăm chỉ và tính cẩn thận cao.

Bên cạnh đó, nếu bạn biết thêm ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh thì bạn sẽ có nhiều cơ hội để được hợp tác với các công ty nước ngoài với mức thu nhập lý tưởng hơn.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong công nghệ thông tin và sự hấp dẫn của tester khi bạn lựa chọn nó. Mong rằng thông tin trên là hữu ích với bạn giúp bạn có thể đưa ra định hướng phù hợp với bản thân trong tương lai.

Bài trước

Sự khác biệt và tầm quan trọng của kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng

Bài tiếp theo

Kiểm thử liên tục là gì? Tầm quan trọng của kiểm thử liên tục

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone