Chi tiết bài viết

Kiểm thử phần mềm là công việc quan trọng nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của ứng dụng. Và để thực hiện công việc này thì người ta thưởng sử dụng 2 phương pháp kiểm thử chính đó là kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng. Vậy sự khác biệt và tầm quan trọng của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau đây.

kiem thu hop den va kiem thu hop trang

Tìm hiểu những thông tin chung về kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng

Kiểm thử hộp đen – Black box testing

Khái niệm

Kiểm thử hộp đen – Black box testing là phương pháp kiểm thử chức năng của phần mềm mà không cần biết tới cấu trúc bên trong nó. Chúng được sử dụng để kiểm thử dữ liệu đầu vào và đầu ra của ứng dụng, bên cạnh đó để thực hiện phương pháp kiểm thử này bạn cần dựa vào các thông số kỹ thuật cũng như yêu cầu riêng cho từng phần mềm.

Các loại kiểm thử hộp đen

  • Kiểm thử chức năng – Functional testing: Phương pháp kiểm thử này liên quan trực tiếp tới các chức năng trong phần mềm, chúng thường được thực hiện bởi bộ phận tester.
  • Kiểm thử phi chức năng – Non-functional testing: Trái với Funtional Testing, phương pháp kiểm thử phi chức năng này không liên quan tới chức năng trong hệ thống mà chúng chỉ tập trung vào mục đích kiểm thử như kiểm thử hiệu suất, kiểm thử khả năng sử dụng hoặc khả năng mở rộng.
  • Kiểm thử hồi quy – Regression testing: Được thực hiện sau cùng khi các đoạn mã code đã hoàn thành. Bên cạnh đó regresstion testing cũng được sử dụng để nâng cấp hoặc bảo trì hệ thống để kiểm thử mã code mới mà hoàn toàn không ảnh hưởng tới dữ liệu hiện tại.
kiem thu hop den va kiem thu hop trang

Kỹ thuật kiểm thử hộp đen

Thông thường để thực hiện theo phương pháp kiểm thử hộp đen người ta thường sử dụng 1 trong 3 kỹ thuật test phổ biến như:

  • Kiểm thử lớp tương đương: Phương pháp được thực hiện nhằm mục đích giảm tối đa các lỗi có thể xảy ra trong phần mềm nhưng không làm ảnh hưởng tới phạm vi kiểm thử.
  • Kiểm thử Boundary Value: Giúp giảm số lượng trường hợp kiểm thử, phù hợp với các phần mềm đã xác định được dữ liệu đầu vào với phạm vi xác định.
  • Kiểm thử Decision Table: bảng quyết định đặt các nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề nào đó vào phạm vi kiểm thử.

Tạo testcase và thực hiện testcase

  • Tạo testcase: dữ liệu test dựa vào yêu cầu và chức năng bên ngoài của phần mềm mà không ảnh hưởng tới cấu trúc code bên trong.
  • Thực hiện test: dựa trên yêu cầu giao diện của hệ thống phần mềm.

Ưu điểm

  • Phù hợp với hệ thống với chức năng lớn, có sự phân mã rõ ràng.
  • Người thực hiện không cần hiểu quá nhiều về code cũng như ngôn ngữ lập trình.

Nhược điểm

  • Thông thường phương pháp này chỉ có thể thực hiện được 1 phần kế hoạch kiểm thử do sự hạn chế của độ bao phủ.
  • Độ hiệu quả của kiểm thử chưa cao bởi người thực hiện không hiểu về code bên trong của phần mềm.
kiem thu hop den va kiem thu hop trang

Kiểm thử hộp trắng – White box testing

Khái niệm

Trái ngược với kiểm thử hộp đen, kiểm thử hộp trắng thường được sử dụng để kiểm thử phần cấu trúc mã code bên trong ứng dụng phần mềm. Giúp xác minh dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra của ứng dụng để nâng cao bảo mật và cải thiện khả năng sử dụng.

Kiểm thử hộp trắng thường được sử dụng để kiểm thử 1 phần cụ thể của phần mềm có thể là chức năng, phân hệ chức năng hoặc 1 module bất kỳ trong ứng dụng.

Các loại kiểm thử hộp trắng

Có rất nhiều phương pháp kiểm thử hộp trắng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là các loại sau:

  • Kiểm thử đơn vị: Trực tiếp kiểm tra mã bên trong ứng dụng, kiểm tra phần mã đó có hoạt động đúng theo mong đợi hay không.
  • Kiểm thử tích hợp: Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm thử sự khác biệt giữa thành phần bên trong phần mềm với giao diện bên ngoài của hệ thống phần mềm.
  • Mutation testing: phương pháp kiểm thử ngẫu nhiên các chức năng của phần mềm, bạn có thể thực hiện các thay đổi nhỏ của cấu trúc bên trong để 1 lần nữa test lại sự ổn định của hệ thống.

Ưu điểm

  • Giúp tối ưu code bằng cách tìm các lỗi ẩn bên trong phần mềm.
  • Các phương pháp kiểm thử hộp trắng có thể được tự động hóa bằng cách sử dụng các tools hỗ trợ.
  • Toàn bộ mã code đều được bảo mật, do đó các trường hợp kiểm thử sẽ được thực hiện chi tiết hơn.
  • Có thể thực hiện kiểm thử hộp trắng sớm ngay trong quy trình kiểm thử phần mềm thậm chí chúng cũng được thực hiện khi GUI không khả dụng.
kiem thu hop den va kiem thu hop trang

Nhược điểm

  • Mất nhiều chi phí trong quá trình thực hiện.
  • Người thực hiện phương pháp này cần phải là người có nhiều kinh nghiệm và phải biết về lập trình cũng như thành thạo về ngôn ngữ lập trình.
  • Kiểm thử chi tiết nhưng làm mất nhiều thời gian.

Qua đó có thể thấy kiểm thử hộp trắng là phương pháp kiểm thử khá phức tạp, bạn có thể mất vài phút để kiểm thử phần mềm nhỏ nhưng đối với các ứng dụng lớn bạn có thể sẽ mất cả ngày, cả tuần thậm chí vài tháng để có thể test và tìm lỗi trong phần mềm này.

Sự khác nhau giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng

Để phân biệt được sự khác nhau giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng thì hãy quan sát bảng so sánh dưới đây:

kiem thu hop den va kiem thu hop trang
Black box testingWhite box testing
Định nghĩaKhông kiểm thử cấu trúc bên trong ứng dụng mà chỉ tập trung kiểm thử chức năng còn thiếu, giao diện, lỗi về hiệu suất, các lỗi bên trong ứng dụng……Kiểm thử code bên trong và những thuật toán có liên quan tới cấu trúc bên trong của phần mềm.
Đối tượngKiểm thử chức năng, giao diện, hiệu suấtKiểm thử tệp dữ liệu, cấu trúc code, mã lệnh
Mục đíchKiểm thử phần mềm để đảm bảo chúng hoạt động theo đúng kế hoạch và vượt xa mong đợi của khách hàng.Nhằm đảm bảo toàn bộ điều kiện và hệ thống câu lệnh sẽ hoạt động đúng theo kết quả đề ra.
Người thực hiện Bộ phận tester (thậm chí không có kiến thức, nền tảng về lập trình vẫn có thể thực hiện được)Developers
Các loại kiểm thử – Unit Testing
– Testing for Memory Leaks
– Functional testing
– Non-Functional testing
– Regression testing
– Unit Testing
– Testing for Memory Leaks
Kỹ thuật Equivalence partitioning, Boundary value analysis, Decision tableCoverage Testing, Statement Coverage, Branch Coverage

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới bạn về sự khác biệt giữa phương pháp kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng. Mong rằng những thông tin trên hữu ích tới bạn giúp bạn hiểu và lựa chọn được phương pháp kiểm thử phù hợp với dự án đang thực hiện. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

Bài trước

Tổng hợp kiến thức và kỹ năng cần có của tester chuyên nghiệp

Bài tiếp theo

Sự khác biệt giữa tester và những nghề khác trong IT: Tại sao tester là một lựa chọn thú vị hơn?

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone