Chi tiết bài viết

Hàng ngày có tới hàng trăm website được published trên mạng máy tính, để đảm bảo cho sự thành công khi ra mắt, các trang web đều trải qua một giai đoạn kiểm thử website nghiêm ngặt. Vậy quá trình kiểm thử đó diễn ra như thế nào? Tester có thể sử dụng công cụ hỗ trợ nào khi kiểm thử website?

Quy trình kiểm thử website
Quy trình thực hiện kiểm thử website

Tại sao phải kiểm thử website

Kiểm thử website là giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển một trang web, để đảm bảo website sau khi xuất bản là một site chất lượng cao thì quá trình kiểm thử đóng góp vai trò không nhỏ? 

Thực tế hiện nay đối với mỗi website, phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Và thông qua quá trình kiểm thử, đội ngũ tester và phát triển sẽ đảm bảo các chức năng của web đã hoạt động đúng hay chưa.

Ví dụ khách hàng yêu cầu một website chuẩn SEO để thực hiện quá trình SEO Web thì đội ngũ kiểm thử cần phải tối ưu lại domain, hosting, cấu trúc web… thông qua các bài kiểm thử. Hay một website bán hàng tự động lại yêu cầu giao diện web phải đẹp, thiết kế chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ các tiện ích đặt hàng cũng như tính năng thanh toán ở phần chức năng…

Kiểm thử website bán hàng
Các chức năng cần kiểm thử website báng hàng

Chính vì vậy quá trình kiểm thử website là vô cùng quan trọng và quyết định đến sự thành công của trang web, đòi hỏi đội ngũ kiểm thử phải hết sức tỉ mỉ. 

Cách kiểm thử trang web

Có nhiều phương pháp được sử dụng để thực hiện testing web, dưới đây là các giai đoạn chính bạn phải vượt qua để kiểm tra trang web của mình. Bạn có thể xem hình ảnh dưới đây để nắm rõ các bước cần thiết kiểm tra một website:

Kiểm thử tài liệu web

Nhiều bạn cho rằng chức năng mới là phần quan trọng nhất của website và nên được ưu tiên kiểm thử trước. Thế nhưng việc xem xét kỹ lưỡng testing documentation của web sẽ cho nhân viên kiểm thử có cái nhìn chi tiết hơn về việc phân tích chức năng trang web đã xác định từ trước, kiểm tra các bố của trang web và lập kế hoạch thử nghiệm trang web để thử nghiệm thêm. Các yếu tố thành phần bên trong testing documentation website mà tester cần lưu ý là:

  • Requirements (Yêu cầu)
  • Test Plan (Kế hoạch kiểm thử)
  • Test Cases (Các trường hợp kiểm thử)
  • Traceability Matrix (Ma trận truy xuất nguồn gốc)

>>> Xem thêm: Testing documentation là gì? Phân loại các dạng tài liệu kiểm thử.

Functional testing website

Đây được coi là điểm khác biệt rõ nhất của các website, kể cả với các site trong cùng 1 lĩnh vực cũng sẽ có các chức năng khác nhau để tạo sự khác biệt với đối thủ. Quá trình kiểm thử chức năng của web đảm bảo rằng từng chức năng được thiết kế hoạt động đúng với mong muốn của Khách hàng, trang web được kiểm tra chức năng cho thấy “Hệ thống làm gì”.

Các thành phần kiểm thử của funcional testing web bao gồm:

Test link

Tất cả các liên kết được sử dụng trong web phải đảm bảo đang hoạt động chính xác và đảm bảo không có liên kết (links) nào bị chết bị hỏng. Link được kiểm thử bao gồm:

  • Liên kết ngoài trang web (External link)
  • Liên kết nội bộ (Internal link)
  • Liên kết tới các vị trí trong cùng trang
  • Liên kết sử dụng để gửi email tới admin hoặc người dùng khác trong trang…

Test Forms

Yêu cầu với các forms bên trong trang web là:

  • Các trường hoạt động của trang là chính xác, chẳng hạn như nếu người dùng không thể nhập dữ liệu vào các trường bắt buộc, hệ thống có hiển thị lỗi hay không?
  • Kiểm tra các giá trị mặc định mà trường cho phép
  • Nếu dữ liệu đầu vào không đúng với validate thì hệ thống sẽ trả kết quả ra sao?
  • Các thao tác mặc định như: xem, nhập, lưu, sửa, xóa…có ổn định hay không
  • Các form có thân thiện dễ nhìn và dễ thao tác hay không?

Test Cookies

Cookies là các tệp được tạo ra để lưu trữ dữ liệu của website, như các tùy chọn trang web hoặc thông tin đăng nhập của user. Bản thân người dùng có thể tùy chỉnh những nội dung mà cookies có thể lưu trữ để tránh lấy cắp dữ liệu người dùng. bằng các thao tác cho phép lưu, hoặc xóa, hoặc chặn…để kiểm thử các tính năng lưu hoặc không lưu trạng thái đăng nhập, tính năng bảo mật của ứng dụng web. Test Cookies sẽ bao gồm:

  • Kiểm thử cookies: sẽ bị xóa khi xóa bộ nhớ cache hoặc khi cache bị hết hạn.
  • Xóa cookies:

Test HTML and CSS

Việc xác minh HTML và CSS rất quan trọng khi developer tối ưu trang web cho các công cụ search,  điều này liên quan đến các cú pháp html. Tester sẽ kiểm thử xem trang web có được nhận diện bởi các công cụ tìm kiếm khác nhau hay không (ví dụ: Google, Yahoo, Bing…)

Test business workflow

Việc thực hiện kiểm thử business workflow được thực hiện bằng các test case từ khi bắt đầu đến khi kết thúc giúp người dùng chỉ đi theo 1 flow duy nhất xuyên suốt quá trình trải nghiệm trang web. Bên cạnh đó các test case abnormal cũng sẽ được kiểm tra khi người dùng thực hiện một số bước unexpected thì sẽ thông báo lỗi hoặc có tương tác phù hợp sẽ được hiển thị để người dùng có thể biết khi thao tác.

Kiểm thử tính khả dụng

Tính khả dụng của website được hiểu đơn giản là trải nghiệm người dùng trên site đó có dễ dàng hay không? Website có những hướng dẫn sử dụng rõ ràng, rành mạch, mỗi trang đều có menu chính và menu này phải nhất quán. Tester cần lưu ý những điều này.

  • Navigation: Thanh Menu, các nút Button, textbox, breadcrum, các đường link dẫn trong cùng trang web phải dễ nhìn thấy và nhất quán trên tất cả các trang web.
  • Content: Nội dung dễ đọc không xuất hiện các lỗi chính tả hay lỗi cú pháp. Các hình ảnh trên các trang được sắp xếp gọn gàng.

Kiểm thử giao diện

Giao diện website được cung cấp để xác minh giao diện người dùng đồ họa của trang web của bạn đáp ứng các thông số kỹ thuật.

Dưới đây là một số xác minh để kiểm tra giao diện người dùng của một trang web:

  • Tuân thủ các tiêu chuẩn của giao diện đồ họa
  • Đánh giá các yếu tố thiết kế: bố cục, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, nhãn, hộp văn bản, định dạng văn bản, chú thích, nút, danh sách, biểu tượng, liên kết
  • Thử nghiệm với các độ phân giải màn hình khác nhau
  • Kiểm tra các phiên bản được bản địa hóa: độ chính xác của bản dịch (đa ngôn ngữ, đa tiền tệ), kiểm tra độ dài tên của các phần tử giao diện, v.v.
  • Thử nghiệm giao diện người dùng đồ họa trên các thiết bị mục tiêu: điện thoại thông minh và máy tính bảng

Kiểm thử Database

Cơ sở dữ liệu website là thành phần rất quan trọng của web, khi thực hiện test database người thực hiện phải thực hiện các thao tác dưới đây hết sức tỉ mỉ: 

  • Truy vấn nguyên nhân phát sinh lỗi
  • Giữ nguyên hiện trạng và tính toàn vẹn của dữ liệu web khi tạo, cập nhật hoặc xóa dữ liệu trong database.
  • Kiểm tra thời gian phản hồi của các truy vấn và tinh chỉnh lại nếu cần thiết.
  • Kiểm tra dữ liệu lấy từ database của bạn được hiển thị chính xác trong ứng dụng hay không?

Kiểm thử khả năng tương thích

Kiểm thử độ tương thích của Website
Kiểm thử website compatibility

Yếu tố đánh giá độ tương thích của web là khả năng hiện thị và sử dụng của web trên hệ điều hành, trình duyệt hay cơ sở dữ liệu khác nhau. Quá trình thử nghiệm website về độ tương thích bao gồm:

  • Thử nghiệm đa nền tảng cho phép đánh giá hoạt động của trang web của bạn trong các hệ điều hành khác nhau (cả máy tính để bàn và thiết bị di động): Windows, iOS / Mac OS, Linux, Android và BlackBerry, v.v.
  • Các phương pháp kiểm tra trang web trên nhiều trình duyệt giúp xác minh hoạt động chính xác của trang web trong các cấu hình trình duyệt khác nhau: Mozilla Firefox, Google Chrome, Internet Explorer và Opera, v.v.
  • Kiểm tra cơ sở dữ liệu được thực hiện để đảm bảo hoạt động chính xác của trang web của bạn trong các cấu hình cơ sở dữ liệu khác nhau: Oracle, DB2, MySql, MSSQL Server, Sybase.

Kiểm thử hiệu năng (Performance)

Kiểm tra hiệu suất nhằm xác định cách một hệ thống hoạt động về khả năng đáp ứng và độ ổn định dưới một tải nhất định. Các trang web phải chịu được tải trọng cao. Các phương pháp testing được thực hiện với các nội dung tương ứng bao gồm:

  • Stress testing: Kiểm tra hành vi của website khi vượt qua trạng thái giới hạn khối lượng công việc dự kiến
  • Load testing: Kiểm tra hành vi của website khi khối lượng công việc vượt qua tình trạng thông thường
  • Stability testing: Kiểm tra khối lượng làm việc của web trong 1 khoảng thời gian nhất định
  • Volume testing: Kiểm thử trạng thái làm việc của web bằng cách tăng khối lượng công việc trong database
  • Concurrency testing: Test trạng thái làm việc của web khi nhiều người dùng đăng nhập vào hệ thống
  • Endurance testing: Kiểm tra hành vi của trang web của bạn khi khối lượng công việc bổ sung được cung cấp liên tục
  • Kiểm tra tốc độ tải trang.

Kiểm thử bảo mật (Security)

Testing website security được thực hiện để xác minh hệ thống thông tin bảo vệ dữ liệu và duy trì chức năng như dự kiến. Bằng cách mô phỏng một cuộc tấn công để kiểm tra khả năng tự vệ của website.

Một số cách khác để thực hiện kiểm thử website security:

  • Ngăn chặn các phiên đăng nhập trái phép vào hệ thống.
  • Thực hiện các phiên xác minh sẽ tự động bị ngắt sau khi người dùng không hoạt động trong thời gian dài
  • Kiểm tra các chức năng bảo mật SSL
  • Ghi lại và lưu trữ các lần xâm nhập và phát sinh lỗi trong một tệp riêng biệt để phân tích thêm.
  • Kiểm tra các captcha bằng cách sử dụng các tập lệnh tự động
  • Đảm bảo các tệp bị hạn chế không thể tải xuống nếu không có quyền truy cập thích hợp
  • Đảm bảo không có khả năng đăng nhập khi nhập sai mật khẩu hoặc tên người dùng

Crowd Testing

Kiểm tra liên quan đến thay đổi có hai mục đích chính:

Đảm bảo tất cả các lỗi được phát hiện đã thực sự được sửa thành công ( Kiểm tra lại hoặc Kiểm tra xác nhận ). Nói một cách ngắn gọn, bạn nên chạy lại các trường hợp thử nghiệm đã phát hiện ra lỗi ban đầu và lần này chúng sẽ vượt qua mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.

Đảm bảo các khiếm khuyết mới chưa xuất hiện sau các thay đổi (Kiểm thử hồi quy). Bên cạnh các trường hợp kiểm tra lỗi được phát hiện, nó cũng chứa các trường hợp kiểm tra kiểm tra tất cả các chức năng của trang web của bạn.

Cách test website qua một số công cụ kiểm thử website Testing Tools

Như vậy có thể thấy khối lượng công việc khi thực hiện kiểm thử website là tương đối lớn. Chính vì thế công việc của tester sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu như thành thạo các tool dưới đây:

Quase

Quase thuộc nhóm công cụ quản lý kiểm tra dựa trên dữ liệu điện toán đám mây. Nó được thiết kế cho QA và các nhóm phát triển với giao diện người dùng trực quan và rõ ràng. Và đây là phần mềm miễn phí, hoàn toàn không giới hạn số lượng dự án kiểm tra.

Để tạo tài khoản và dùng thử công cụ Quase, vui lòng truy cập tại đây.

Testcomplete

Tools kiểm thử website
Kiểm thử website bằng Testcomplete

Đây là một trong những công cụ test website tự động mạnh và dễ sử dụng vì khả năng hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ lập trình như VBScript, Python, JavaScript. Công cụ này có thể cung cấp các kỹ thuật thử nghiệm khác nhau như thử nghiệm theo hướng từ khóa, thử nghiệm theo hướng dữ liệu, thử nghiệm hồi quy và thử nghiệm phân tán

SoapUI

SoapUi là công cụ phổ biến nhất để kiểm tra API trên thế giới. Nó cho phép bạn kiểm tra APU Rest và Soap một cách dễ dàng. Công cụ này tạo ra các thử nghiệm nhanh chóng với các thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

JiRA

Thuộc nhóm công cụ theo dõi khiếm khuyết dễ sử dụng nhất. Điểm đặc biệt là nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực phần mềm mà nó còn có thể theo dõi bất kỳ loại vấn đề nào.

Trên đây là toàn bộ quy trình cũng như các tool kiểm thử websitedaotester đã tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết trên bài có thể hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện testing web và hoàn thành công việc kiểm thử một cách xuất sắc.

Bài trước

Bug là gì? 5 loại bug thường gặp, nguyên nhân phát sinh.

Bài tiếp theo

5 loại test case phổ biến nhất hiện nay dành cho dân tester

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone