Chi tiết bài viết

Trong nhiều năm trở lại đây công nghệ thông tin luôn là ngành học được lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên đặc biệt là Bussiness Analyst. Được xem là ngành có chuyên môn cao đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng xử lý vấn đề linh hoạt. Vậy Bussiness Analyst là gì? Những yêu cầu nào để trở thành nhân viên Bussiness Analyst chuyên nghiệp? Mời bạn cùng tìm hiểu với Daotaotester trong bài viết dưới đây nhé!

Bussiness Analyst là gì

Tổng quan về vị trí Bussiness Analyst

Bussiness Analyst là gì?

Bussiness Analyst được biết tới là vị trí phân tích dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm cho công việc phân tích từ đó đưa ra vấn đề đang gặp phải để có thể đề xuất hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.

Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, do đó Bussiness Analyst còn giúp phân tích nhu cầu của khách hàng sau đó phối hợp với bộ phận phát triển có liên quan để đề ra phương hướng xử lý thích hợp.

Thêm vào đó, ngoài câu hỏi thắc mắc về Bussiness Analyst là gì thì cơ hội phát triển của công việc này cũng luôn là thắc mắc của nhiều học sinh. Có thể nói Bussiness Analyst không chỉ nằm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp khác như logistic, ngân hàng, marketing….. Do đó, tùy theo tính chất và yêu cầu riêng của từng công việc Bussiness Analyst hiện tại được chia thành 3 nhóm ngành nhỏ:

  • Vận hành: Công việc này chủ yếu liên quan tới quản trị nhân sự, nguồn lực về thời gian hoặc các vấn đề liên quan tới chi phí. Ví dụ như vị trí: Product Manager, Program Manager, Project Manager,…..
  • Quản lý: Bên cạnh vận hành thì các vị trí quản lý có thể kể tới như: Business relationship Manager, BA Practice, BA Program Lead…….
  • Xây dựng chiến lược phát triển: Nhóm ngành cuối cùng là xây dựng chiến lược với các vị trí như Business Architect, Enterprise Architect…….
Bussiness Analyst la gi

Vậy với từng vị trí trên thì vai trò của Bussiness Analyst là gì? Hãy cùng theo dõi thông tin có trong phần tiếp theo dưới đây nhé!

Nhiệm vụ của công việc Bussiness Analyst

Bussiness Analyst có thể hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào mỗi lĩnh vực họ sẽ đảm nhiệm 1 vai trò khác nhau. Vì thế, với mỗi vị trí sẽ ứng với 1 nhiệm vụ khác nhau như:

  • Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm phân tích quy trình nghiệp vụ.
  • IT Business Analyst
  • Phân tích hệ thống kinh doanh doanh nghiệp
  • Phân tích hệ thống dữ liệu
  • Làm nhiệm vụ phân tích UX
  • Phân tích chi tiết, phác thảo lại các vấn đề, cơ hội cũng như giải pháp cho doanh nghiệp.
  • Lập ngân sách và dự báo nguồn ngân sách
  • Lên kế hoạch và giám sát kế hoạch
  • Định giá, báo cáo
  • Xác định yêu cầu kinh doanh và thảo luận với các bên liên quan…….

Kỹ năng cần thiết nhất để trở thành Bussiness Analyst là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Với bất kể vị trí công việc nào thì giao tiếp luôn là kỹ năng hàng đầu đem tới hiệu quả cao trong công việc. Với Bussiness Analyst cũng vậy, với công việc này bạn cần giao tiếp để trao đổi với khách hàng để từ đó truyền đạt lại với các bên phát triển khác.

Do đó, trong mọi kỹ năng thì giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất, bên cạnh đó là 1 BA chuyên nghiệp bạn cần biết cách đặt ra câu hỏi để khai thác những thông tin cần thiết phục vụ cho dự án đang triển khai.

Kỹ năng về cơ sở dữ liệu

Không chỉ biết cách phân tích mà ở vị trí của chuyên viên BA thì bạn cần có kiến thức lập trình cơ bản để có thể biết cách phân tích dữ liệu nhanh và chính xác nhất.

Đặc biệt với sự hỗ trợ từ ngôn ngữ lập trình IT – với nguồn dữ liệu khủng được tạo ra có thể sẽ giúp bạn phân tích những vấn đề cần thiết, hơn nữa dựa vào mô hình kinh doanh trong thời điểm hiện tại bạn cũng có thể dự đoán được phương thức kinh doanh nào đem tới hiệu quả trong tương lai.

Thêm vào đó, Bussiness Analyst thường xuyên phải làm việc với các loại dữ liệu cấu trúc khác nhau. Và để có thể làm được công việc này thì đòi hỏi BA cần biết các kiến thức có liên quan tới MySQL, Microsoft SQL Server, Oracle DB……

Bussiness Analyst la gi

Kỹ năng phân tích

Phân tích và tư duy logic là 2 yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho BA. Ví dụ: khi tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng thì ở vị trí của Bussiness Analyst bạn cần phải biết phân tích yêu cầu đó để truyền đạt lại các thông tin cần thiết cho bên phát triển phần mềm.

Hơn nữa, kỹ năng phân tích không chỉ giúp bạn đánh giá các lựa chọn phù hợp mà nó còn giúp Bussiness Analyst đạt được mục tiêu ngay cả khi có những vấn đề bất cập xảy ra như thay đổi chiến lược hoặc bị giới hạn về nhân lực…….

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hoạt động kinh doanh thay đổi làm ảnh hưởng tới công việc của BA, do đó kỹ năng giải quyết vấn đề chính là yếu tố cốt lõi giúp cho BA có thể nhanh chóng xử lý sự thay đổi đó. Khi các vấn đề đó đã được giải quyết thì tiến độ và chất lượng của dự án sẽ được đảm bảo.

Kỹ năng quản lý dự án

Ngoài việc phân tích và đưa ra các giải pháp kinh doanh thì BA cũng đảm nhiệm luôn nhiệm vụ quản lý dự án đang thực hiện các công việc đó có thể bao gồm: dự đoán ngân sách, điều phối nhân viên, lập kế hoạch phát triển……. Chính vì thế, nếu bạn đang có định hướng trở thành Bussiness Analyst trong tương lai thì hãy trau dồi và học hỏi thêm kỹ năng này để đem tới sự thuận tiện sau này nhé.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đàm phán, thuyết phục là bộ kỹ năng tiếp theo bạn không thể bỏ qua nếu muốn trở thành Bussiness Analyst chuyên nghiệp. Đặc biệt là đàm phán, ở vị trí của BA bạn sẽ cần đàm phán từ đầu dự án tới cho khi dự án kết thúc.

Cụ thể, ở giai đoạn đầu dự án kỹ năng đàm phán rất quan trọng giúp bạn xác định được tầm nhìn chung cho toàn bộ dự án. Các giai đoạn phát triển tiếp theo, BA cần đàm phán để đưa ra yêu cầu kỹ thuật phù hợp. Vậy nên nếu bạn không biết cách đàm phán thì sẽ không thể đưa ra được giải pháp phát triển và tối ưu nhất cho khách hàng.

Làm sao để trở thành Bussiness Analyst?

Ngoài việc thắc mắc BA là gì? Vậy bạn đã từng nghĩ tới việc làm sao để trở thành BA chưa? Bạn cần tham gia khóa học hay có thể tự tìm hiểu qua internet?

Thực tế, để trở thành chuyên viên Bussiness Analyst thì bạn cần hoàn thiện các kỹ năng cơ bản trên và tham gia các khóa học phân tích nghiệp vụ BA hoặc các khóa học có liên quan khác. Nhưng điều quan trọng các khóa học đó đều có thể phục vụ cho định hướng tương lai của bạn.

Bussiness Analyst la gi

Bên cạnh những yêu cầu trên thì bạn trở thành Bussiness Analyst trong tương lai bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Nâng cao các kỹ năng của bản thân

  • Sự linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh: Ngoài phân tích thì sự hiểu biết về tài chính, kế toán và các nguyên tắc ngầm trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề đang tồn tại.
  • Phân tích chỉ số dữ liệu: Việc phân tích chỉ số dữ liệu sẽ giúp cho bạn theo dõi được đâu là chỉ số đem tới hiệu suất cao nhất cho công việc hiện tại. Thành thạo kỹ năng phân tích dựa trên các công cụ như Bl Tools, Excel, Tableau. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu bạn biết thêm kiến thức về ngôn ngữ lập trình SQL
  • Phương pháp phân tích kinh doanh: Tùy vào các công việc bạn đang làm để có thể lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp như Agile Business Analysis,Rational Unified Process, Six Sigma….

Tham gia vào khóa học trực tuyến

Hãy trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân bằng cách tham gia vào các khóa học nghiệp vụ BA để làm quen với vị trí cũng như tiếp nhận thêm kiến thức để phục vụ cho công việc sau này. Bất kể bạn tham gia khóa học tại trung tâm hoặc tham gia vào buổi học trực tuyến thì chúng đều cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất.

Lấy chứng chỉ có liên quan tới Bussiness Analyst

Cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn nếu bạn lấy được các chứng chỉ Bussiness Analyst dưới đây:

  • IIBA Entry Certificate in Business Analysis (ECBA)
  • IIBA Certified Business Analysis Professional (CBAP)
  • PMI Professional in Business Analytics (PMI-PBA)
  • IIBA Certification of Capability in Business Analysis (CCBA)

Các câu hỏi có liên quan tới công việc Bussiness Analyst

Có phải tất cả công việc Bussiness Analyst đều liên quan tới công nghệ thông tin?

Hiện nay không chỉ công nghệ thông tin mới cần tới Bussiness Analyst mà chúng còn xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác như tài chính – ngân hàng, logistic, marketing……

Nên trở thành Bussiness Analyst hay Data Analyst?

Bussiness Analyst sẽ phù hợp hơn với những cá nhân có đầu óc kinh doanh còn nếu bạn không có khả năng này mà bạn có hứng thú với những con số trong xác suất thống kê thì bạn có thể lựa chọn Data Analyst.
Vì vậy, hãy xem lại khả năng và điểm mạnh của bản thân để lựa chọn vị trí công việc phù hợp.

Như vậy trong bài trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Bussiness Analyst là gì? Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích tới bạn giúp bạn chuẩn bi tốt nhất cho con đường sự nghiệp tương lai. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới hơn nữa nhé!

Bài trước

Cách duy trì động lực và niềm đam mê trong công việc tester?

Bài tiếp theo

3 Khóa học tester online miễn phí chất lượng nhất cho người mới bắt đầu

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone