Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Kiểm thử liên tục một trong những phương pháp kiểm thử giúp phân tích toàn bộ những rủi ro trong kinh doanh cũng như cải thiện quy trình và tự động hóa trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp kiểm thử này thường gây nhầm tưởng với kiểm thử tự động. Vậy chúng có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu với Daotaotester trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về kiểm thử liên tục
Kiểm thử liên tục – Continuous Testing là quy trình phát triển phần mềm khi này các ứng dụng phần mềm sẽ được kiểm thử liên tục trong vòng đời phát triển phần mềm (SDLC). Quá trình thực hiện này nhằm đánh giá lại chất lượng của ứng dụng dựa vào SDLC, khi có những phản hồi sớm nhất thì quá trình khắc phục nhanh, hiệu quả hơn từ đó giúp cho phần mềm đạt chất lượng vượt trên mong đợi.
Tầm quan trọng của Continuous Testing
Hiện nay với sự ra đời ngày càng nhiều của các công cụ tự động hỗ trợ tìm kiếm và phát hiện lỗi trong phần mềm, tuy nhiên rất ít công cụ có thể vừa tìm lỗi lại vừa kết hợp bảo mật trong quá trình kiểm thử. Nhưng Continuous Testing sẽ giúp bạn khắc phục những hạn chế trên, nó không chỉ giúp kiểm thử các lỗi liên quan tới bảo mật hoặc lỗi logic mà chúng còn giúp rút ngắn thời gian và công sức cho lần kiểm thử tiếp theo dựa trên sự tích hợp với API.
Hơn nữa, Continuous Testing còn giúp thúc đẩy sự hiệu quả của quá trình continuous integration /continuous delivery (CI/CD) chúng là một trong những lý do quan trọng giúp tăng tốc mốc thời gian trong vòng đời phát triển phần mềm thông qua việc cải thiện chất lượng mã và đẩy nhanh tốc độ phân phối phần mềm chất lượng cao DevOps.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp áp dụng kiểm thử tự động và coi chúng như là phương pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả cho phần mềm.
Lợi ích của kiểm thử liên tục Continuous Testing
Việc áp dụng kiểm thử liên tục không chỉ đem tới hiệu quả cao mà chúng còn đem là 1 vài lợi ích khác như:
Chất lượng phần mềm cao
Continuous Testing sẽ cung cấp tới bạn phương pháp kiểm thử tự động từ đó giúp chất lượng đảm bảo, nâng cao hiệu quả tương tác đối với giai đoạn có trong vòng đời phát triển phần mềm.
Thêm vào đó, lập trình viên cũng có thể cải thiện được hiệu suất mã hoặc tính tương thích của phần mềm trước khi chúng đưa vào vận hành thông qua sự tích hợp của các vòng phản hồi liên tục vào các module kiểm thử đơn vị và người dùng. Ngoài ra, sự hiệu quả của phương pháp này cũng giúp giải quyết tình trạng mất kết nối giữa các thành viên trong nhóm thực hiện và giúp đẩy nhanh quá trình phân phối phần mềm.
Nhanh chóng phát hiện và tìm ra lỗi
Quá trình test nhanh chóng nhờ vào sự kết hợp với các công cụ kiểm thử tự động từ đó có thể làm cho thời gian kiểm thử nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Giúp nâng cao trải nghiệm người dùng
Các phương pháp kiểm thử liên tục có thể được mô phỏng lại trong nhiều trường hợp và tình huống khác nhau. Tuy nhiên, chúng được thực hiện vì mục đích khắc phục lỗi và quan sát lại quá trình sử dụng của người dùng. Những thông tin thu thập được cũng chính là cơ sở để nhà phát triển nhanh chóng loại bỏ đi những chức năng chưa thực sự hiệu quả xuất hiện trong giao diện của sản phẩm phần mềm.
Các phương pháp kiểm thử liên tục
Thực hiện kiểm thử liên tục nhằm mục tiêu cải thiện hiệu suất, nâng cao hiệu quả và khả năng sử dụng từ đó giúp phần mềm tăng bảo mật và độ tin cậy. Và để làm được điều này chắc chắn không thể thiếu 1 trong các phương pháp kiểm thử sau:
Kiểm thử Shift-Left
Phương pháp này thường được ưu tiên để kiểm thử phần mềm và chức năng của chúng trong SDLC nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các vấn đề lỗi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện sau này.
Kiểm thử Shift-Right
Phương pháp kiểm thử này thường được ưu tiên để kiểm thử giai đoạn cuối của vòng đời phát triển phần mềm với mong muốn cải thiện trải nghiệm người dùng, nâng cao hiệu suất tổng thể của phần mềm và giảm khả năng xảy ra lỗi.
Smoke tests
Phương pháp này có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công, dựa vào smoke tests có thể tìm ra các lỗi có bản và dễ phát hiện nhất trong phần mềm. Đặc biệt, phương pháp kiểm thử này không quá phức tạp nhưng chúng lại được coi là cách test tiết kiệm chi phí nhất để có thể loại bỏ những lỗi sơ đẳng.
Unit testing
Là phương pháp kiểm thử đơn giản nhất để thực hiện test stress, load, volume từ đó giúp xác định lỗi xuất hiện trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Integration and messaging testing
Kết hợp integration và messaging testing để tìm ra các lỗi tồn tại trong mô – đun khi phần mềm hoạt động cùng nhau. Kiểm thử liên tục các thành phần, chức năng có liên quan để để kiểm tra cách thức hoạt động của chúng sau khi kết hợp với nhau. Kết quả nhận được sẽ được biên dịch lại trong thời gian thực để kiểm chứng sự hiệu quả so với mong đợi ban đầu.
Performance testing
Kiểm thử hiệu suất có thể bỏ qua các chức năng về phần cứng, phần mềm trong ứng dụng nhưng vẫn có thể đánh giá hiệu suất tổng thể của toàn bộ dự án.
Functional testing
Mục đích của Functional testing để kiểm thử trải nghiệm của người dùng và đánh giá trải nghiệm và xem các chức năng cần thiết đã tập trung trong phần mềm hay chưa.
Regression testing
Thực hiện Regression testing để xem lại các thay đổi về hiệu suất, chức năng sau khi các lỗi được khắc phục. Bên cạnh đó chúng cũng được thực hiện để kiểm tra sự hiệu quả của phần mềm trước và sau khi sửa lỗi.
Sự khác nhau giữa kiểm thử liên tục (Continuous Testing) và kiểm thử tự đông (Automation Testing)
Phương pháp kiểm thử tự động đã quá quen thuộc và hầu hết chúng đã được áp dụng trong khi kiểm thử phần mềm đối với những dự án lớn. Và không ít doanh nghiệp cho rằng họ đang áp dụng kiểm thử tự động cũng chính là đang thực hiện kiểm thử liên tục. Nhưng chúng hoàn toàn khác nhau bởi kiểm thử tự động chính là 1 phần công việc có trong kiểm thử liên tục.
Để hiểu hơn về sự khác biệt giữa chúng bạn có thể quan sát bảng so sánh dưới đây:
Kiểm thử liên tục ( Continuous Testing) | Kiểm thử tự động (Automation Testing) | |
Khái niệm | Phương pháp kiểm thử này thường tập trung vào hoạt động cải thiện phần mềm sao cho chất lượng và hiệu quả cao nhất. | Kiểm thử tự động là phương pháp sử dụng các công cụ kiểm thử để thực hiện các bài test sau đó so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đề ra. |
Mục đích | Kiểm thử liên tục nhằm tìm ra các rủi ro từ đó tìm ra hướng giải quyết và nhanh chóng cải thiện chất lượng sản phẩm. | – Mục đích để kiểm thử phần mềm với các tác vụ tương tự nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại. – Giảm toàn bộ chi phí kiểm thử cho dự án. – Tiết kiểm thời gian và công sức. |
Điều kiện kiểm thử | Bạn không thể thực hiện kiểm thử liên tục mà không có test automation. | Không cần tích hợp phương pháp kiểm thử liên tục vẫn có thể thực hiện được automation test. |
Thời gian thực hiện | Bạn có thể phát hành sản phẩm trong ngày, tuần thậm chí trong vài giờ. | Quá trình kiểm thử và phát hành phần mềm có thể làm trong 1 tháng, vài tháng thậm chí cả năm. |
Phản hồi | Continuous Testing sẽ phản hồi lại ngay trong từng giai đoạn của quá trình kiểm thử. | Phản hồi sau khi thực hiện xong 1 bản thay thế mới. |
Ưu và nhược điểm của kiểm thử liên tục
Ưu điểm
- Giúp đẩy nhanh thời gian phân phối ứng dụng, phần mềm
- Thực hiện Continuous Testing giúp nâng cao chất lượng mã code.
- Xác định rủi ro trong quá trình phát triển phần mềm.
- Phát triển kết hợp với DevOps.
- Kiểm thử lỗi nhanh chóng và hiệu quả chỉ trong vài giờ thay vì hàng tháng như các công cụ kiểm thử tự động khác.
- Có thể kiểm thử kết hợp với Service Virtualization.
- Tính nhất quán trong quá trình kiểm thử có thể duy trì 1 cấu hình duy nhất cho các kiểm thử có liên quan khác.
Nhược điểm
- Thiếu các công cụ test tích hợp để thực hiện trong môi trường Agile & DevOps.
- Khi kiểm thử liên tục trong môi trường chưa đồng nhất sẽ phản ánh sai môi trường prodution.
- Rất khó để có thể quản lý được toàn bộ dữ liệu test với quy trình test.
- Kiểm thử liên tục đồng nghĩa với việc tích hợp mã code dài làm cho quá trình khắc phục lỗi chậm hơn mất nhiều thời gian hơn.
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới bạn toàn bộ các thông tin có liên quan tới kiểm thử liên tục. Qua đó bạn có thể thấy Continuous Testing là phương pháp giúp cải thiện chất lượng code và nâng cao sự hiệu quả của phần mềm. Mong rằng thông tin đó là hữu ích tới bạn giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để chuẩn bị cho hành trang sau này. Cảm ơn bạn đã đón đọc! Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiêu kiến thức bổ ích khác nhé!
>>>> Xem thêm: Unit Test là gì? Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện Unit Test cho người mới