Chi tiết bài viết

Mỗi chúng ta khi bắt đầu một hành trình, một công việc mới… chắc hẳn đều đặt cho mình những câu hỏi, kiểu như: Ta làm điều này vì cái gì? Và ta nên bắt đầu từ đâu? Dù hiện nay, kiểm thử viên là một công việc vô cùng Hot, thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi tầng lớp lao động. Thế nhưng để bắt đầu, để thật sự thành công với nó, bạn cần có một lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu.

Các nấc thang trong lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu
Các nấc thang trong lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu

Tại sao cần xây dựng lộ trình phát triển cụ thể khi mới bắt đầu?

Làm rõ các mục tiêu và định hướng cần đạt được

Xây dựng lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu là điều vô cùng quan trọng. Bởi đa số người học tester hiện nay là các sinh viên ngành công nghệ thông tin của các trường đại học, người làm trái ngành có nhu cầu chuyển nghề. Việc có được một lộ trình rõ ràng sẽ cung cấp cho người học cái nhìn cụ thể về những kỹ năng cần phát triển, những khóa học cần tham gia để trở thành 1 tester giỏi. Bằng cách có một lộ trình rõ ràng, tester sẽ biết những gì họ cần đạt được và làm thế nào để đạt được điều đó.

Xác định các lỗ hổng của kỹ năng

Trong ngành Công nghệ thông tin, kiến thức được đổi mới và cập nhật liên tục. Khi bắt đầu bước chân vào nghề Tester, người học sẽ được cung cấp một danh sách đầy đủ các kỹ năng họ cần phát triển để trở thành một tester hiệu quả. Điều này sẽ giúp tester tập trung vào những kỹ năng quan trọng nhất và tránh dành thời gian cho những kỹ năng ít quan trọng hơn.

Phân bố thời gian, nguồn lực

Một lộ trình phát triển sẽ giúp tester phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Lộ trình sẽ làm nổi bật những lĩnh vực mà tester cần dành nhiều thời gian và công sức hơn. Điều này sẽ giúp người thử nghiệm ưu tiên các hoạt động học tập và phát triển kỹ năng ngay từ giai đoạn học tập ban đầu.

Lên kế hoạch cho lộ trình sự nghiệp

Nhìn chung, 1 lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu thông thường sẽ có 3 cấp độ chính, mỗi một cấp độ lại đòi hỏi lượng kiến thức, cũng như kĩ năng khác nhau tới từ người học. Kể cả ở giai đoạn bạn đầu, bạn cũng đã cỏ thể hình dung và xác định cụ thể các kỹ năng và kiến ​​thức mà bạn cần có để tiến tới cấp độ tiếp theo trong sự nghiệp của họ. Điều này sẽ giúp tester đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp có thể đạt được và hướng tới chúng.

Liên tục trau dồi để theo đuổi lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu
Liên tục trau dồi để theo đuổi lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu

Tiếp tục nâng cao kiến thức

Khi người thử nghiệm tiến bộ trong sự nghiệp của họ, họ sẽ cần phải theo kịp các công nghệ và phương pháp thử nghiệm mới nhất. Một lộ trình phát triển sẽ giúp tester xác định các cơ hội đào tạo và phát triển mà họ cần theo đuổi để luôn cập nhật.

Các bước trong lộ trình phát triển của người mới bắt đầu?

Trên thực tế lộ trình phát triển của mỗi người tùy thuộc vào background ban đầu. Nếu như bạn đã theo học chuyên ngành công nghệ thông tin và có những kiến thức cơ bản về lập trình, bạn có thể phát triển sang một lĩnh vực khác. Do đó lộ trình phát triểncũng phải căn cứ khá nhiều mà mục tiêu, cấp độ Tester hướng đến của bạn.

Lộ trình dưới đây là con đường phát triển sự nghiệp theo cấp độ mà Tester nào cũng sẽ trải qua trong sự nghiệp:

Giai đoạn bắt đầu – Fresher

Đa số những bạn ở trình độ Fresher là những bạn vừa tốt nghiệp khóa đào tạo, khóa học Tester cơ bản. Bạn có thể có kiến thức cơ bản trong ngành kiểm thử, có kỹ năng nhất định nhưng chưa thành thạo các kỹ năng này. Bên cạnh đó cũng có một số lượng lớn là những người đã đi làm và có nhu cầu chuyển hướng sang Tester.

Trở thành test analyst và test analyst cao cấp

Gồm cả cấp độ Junior và Senior, khi đã đến được level này, nhân viên kiểm thử đã có thể test case, phát hiện và báo cáo cá bugs của phần mềm, ứng dụng. Một số bạn tốt hơn đã trở thành chuyên gia về các kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử của các ứng dụng phức tạp (đây là các Senior). Thông thường ở trình độ này, người học cần phải mất từ 2-3 năm kinh nghiệm trong nghề.

Trưởng nhóm kiểm thử phần mềm và manager

Để trở thành 1 test leader, kiểm thử viên phải có trên 5 năm kinh nghiệm. Test leader chịu trách nhiệm tổ chức và phân công công việc cho các Tester trong dự án. Test leader càng có nhiều năm kinh nghiệm và khả năng quản lý con người càng tốt thì quy mô nhóm càng đông.

Quản lý các Test leader là Test manager, một quản lý cấp cao có thể quản lý nhiều nhóm kiểm thử: quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra những dự đoán trong các dự án triển khai.

Triển vọng phát triển của nghề kiểm thử trong tương lai

Mức thu nhập của các cấp độ trong nghề Tester

Theo 1 khảo sát gần đây của TopDev, mức lương trung bình trong ngành kiểm thử ở nước ta rơi vào khoảng 700 USD. Ở các mức độ ban đầu như Fresher hay Junior, một nhân viên kiểm thử có thể nhận được từ 6 – 7 triệu/tháng. Mức lương này ban đầu có thể là khá khiêm tốn. Tuy nhiên khi đã có 2 năm kinh nghiệm, lương của kiểm thử viên sẽ tăng gấp 3, gấp 4 lần, tối thiểu 20 triệu đồng/ tháng.

Ở các cấp độ cao hơn, mức thu nhập mà Test leader hay Test manager không dưới 3000 USD, chưa kể đến tiền thưởng sau khi dự án được hoàn thành. Chính vì thế theo đuổi lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu chính là bạn đang theo đuổi các nâng thang vô cùng giá trị trong sự nghiệp.

Theo đuổi lộ trình phát triển của tester để có thu nhập khủng
Theo đuổi lộ trình phát triển của tester để có thu nhập khủng

Cơ hội việc làm ngày của Tester càng mở rộng ở Việt Nam.

Đây là công việc ổn đỉnh, luôn luôn được tiếp cận với những công nghệ mới, được tiếp xúc với những dự án và các nhóm làm việc. Điều này giúp cho các kiểm thử viên luôn giữ được lửa đam mê với nghề.

>>> Xem thêm: Cách duy trì niềm động lực và đam mê trong công việc Tester.

Hơn nữa ở Việt Nam, Tester vẫn là một nghề khá là mới, đa phần những sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đều chỉ nghĩ đến công việc lập trình viên. Mà ở bất kỳ dự án IT nào cũng phải trải qua giai đoạn kiểm tra – thử nghiệm. Điều đó dẫn đến hiện trạng 1 Tester đang phải cõng trên vai 4 – 5 developers hay developers đang phải kiểm nghiệm cả công việc kiểm thử.. Chính vì thế theo đuổi nghề Tester là bạn đang theo một công việc vô cùng hứa hẹn, ổn định và có mức thu nhập vô cùng cao.

Lời cuối, nếu bạn mới bắt đầu việc theo đuổi các nấc thang trong công việc trở thành 1 kiểm nghiệm viên, bạn cần có được lộ trình phát triển của tester cho người mới bắt đầu. Từ đó có thể biết được những mục tiêu và cốt mốc trong công việc này.

Còn nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có cho mình 1 lộ trình cụ thể, Đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội giảm 25% học phí ngay bây giờ: Khóa học tester cho người mới bắt đầu.

Bài trước

DẤN THÂN VÀO NGHỀ TESTER: CÓ NHẤT THIẾT PHẢI GIỎI LẬP TRÌNH

Bài tiếp theo

Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì? Tester là 1 lựa chọn hoàn hảo

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone