Chi tiết bài viết

Đa phần mọi người khi nhắc đến nghề Tester, hay hình dung về một kiểm thử viên, chắc hẳn ai cũng nghĩ phải là người giỏi lập trình. Chính suy nghĩ này khiến cho nhiều người bỗng cảm thấy e ngại để bắt đầu trở thành một Tester. Trong một vài năm gần đây Tester dần trở thành một nghề Hot trong ngành Công nghệ thông tin và nhận được nhiều sự quan tâm của cả sinh viên trong ngành lẫn người đi làm trái ngành. Đa phần mọi người khi mới tìm hiểu về nghề luôn quan tâm liệu không biết gì về lập trình? Không giỏi code có làm được Tester không?

Không cần phải biết code để có thể vào nghề Tester
Không cần phải biết code để có thể vào nghề Tester

Tại sao nghề Tester lại hấp dẫn các bạn trẻ đến như vậy?

Ai cũng có thể và không bao giờ là muộn để trở thành một kiểm thử viên

Kiểm thử viên phù hợp với những ai?

Le-nin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”, đối với bất cứ ai học không bao giờ là đủ và ở thời điểm nào cũng không bao giờ là muộn. Bất kỳ môn học hay nghề nghiệp nào đều giúp con người ta được khai sáng, có thêm trải nghiệm đối với sự nghiệp của mình. Nghề tester cũng vậy, trong những năm gần đây Tester dần trở thành một ngành vô cùng Hot, nhu cầu học để trở thành một Kiểm thử viên ngày càng tăng cao. Không riêng gì những sinh viên đã theo học chuyên ngành Công nghệ thông tin mà ngay từ những em học sinh mới tốt nghiệp THPT, đến một lượng lớn nhân viên văn phòng đang làm việc ở những ngành nghề khác đều có sự quan tâm lớn tới ngành, nghề này.

Có bao giờ là muộn để bắt đầu công việc này?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều khi đến lĩnh vực Công nghệ chắc hẳn đều đã chơi qua trò chơi Hinadan. Trò chơi được sáng tạo và phát triển bởi Masako Wakamiya – người phụ nữ mà CEO của Apple Tim Cook vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên khi biết được rằng người phụ nữ đó chỉ tiếp cận và làm quen với việc học lập trình đã bước qua tuổi 80. Cái tuổi mà ở thời điểm đó chắc bạn chỉ muốn an hưởng tuổi già, sum vầy bên con cháu.

Không bao giờ là quá muộn để bước chân vào nghề Tester
Không bao giờ là quá muộn để bước chân vào nghề Tester

Đối với những bạn học sinh khi vừa tốt nghiệp THPT hay các bạn sinh viên đang theo học ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học thì Tester thực sự là một công việc lý tưởng. Nhưng khi bạn đã bước sang tuổi 30 để bắt đầu học Tester bạn phải cân nhắc rất kỹ. Thời điểm này bạn sẽ nghĩ chắc hẳn Tester chỉ phù hợp với tuổi trẻ, và mình đã quá già để học lập trình. Nhưng ở độ tuổi đó bạn đã có cho mình kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm và khả năng sáng tạo từ những ý tưởng thiết thực và tuổi trẻ không có. Vậy nên không bao giờ là quá trẻ để theo đuổi nghề tester.

Không cần phải giỏi lập trình để có thể trở thành tester chuyên nghiệp

Hiện nay có hai loại tester chính là QA và SDET, mỗi một loại tester có khác nhau khi test một phần mềm. Nếu như QA có nhiệm vụ xác minh chức năng và tính hoàn chỉnh của một chương trình. Vai trò của một QA Tester chỉ thực sự được phát huy sau giai đoạn phát triển phần mềm. Chính vì thế đối với những bạn muốn trở thành QA tester sẽ không cần đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, không cần giỏi lập trình để trở thành một kiểm thử viên.

>>> Xem thêm: Tester có nên biết lập trình không? Lợi thế nào dành cho tester khi biết viết code?

Triển vọng phát triển của nghề Tester trong tương lai

Hiện nay nguồn nhân lực kiểm thử viên trong ngành IT là vô cùng khan hiếm. Nếu như ở nước ngoài cứ 1 developer có tới 4 kiểm thử viên. Thì con số đó ở Việt Nam lại vô cùng khiêm tôn, 1 Tester tại nước ta đang phải cùng lúc phục vụ tới tận 5 lập trình viên. Bất cứ một phần mềm hay ứng dụng nào trước khi đưa vào hoạt động đều phải trải qua quá trình kiểm tra của Tester. Và ở thời đại 4.0 cùng với sự phát triển, gia tăng của các phần mềm, ứng dụng chính là triển vọng phát triển vô hạn cho nghề Tester. Và nếu bạn sở hữu kiến thức và kỹ năng lập trình tốt thì mức lương Tester mà bạn nhận được cũng sẽ cao hơn.

Vai trò của Tester quan trọng như thế nào trong ngành IT?

Kiểm thử viên đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin. Công việc của họ là đảm bảo rằng các ứng dụng phần mềm, hệ thống và website đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn trước khi chúng được phát hành cho người dùng cuối.

Vai trò của Tester có thể được hiểu từ thực tế là nếu không có họ, chất lượng của sản phẩm phần mềm sẽ không chắc chắn và có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như thua lỗ trong kinh doanh, sự không hài lòng của khách hàng, vi phạm bảo mật và trách nhiệm pháp lý.

Nghề tester có một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành IT
Nghề tester có một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành IT

Tester chịu trách nhiệm xác định các bugs trong các ứng dụng phần mềm, hệ thống và trang web. Họ làm việc chặt chẽ với các developers, manager dự án và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn. Tester sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật, chẳng hạn như kiểm tra thủ công, kiểm tra tự động, kiểm tra hiệu suất, kiểm tra bảo mật và kiểm tra khả năng sử dụng để xác định lỗi và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.

Tóm lại, khi bước chân vào nghề tester là bạn đã đảm nhiệm một vai trò vô cùng. Bởi sự hiệu quả trong công việc của bạn giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa kết quả kinh doanh.

Câu hỏi thường gặp khi bắt đầu bước chân vào nghề tester

Trái ngành học Tester có khó không?

– Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người khi theo đuổi ngành nghề này với hi vọng về mức lương hấp dẫn so với các ngành khác mà không cần phải am hiểu chuyên sâu về lập trình. Vậy dân trái nghành học Tester dễ hay khó?

– Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ tốt đặc biệt là khả năng đọc hiểu để nắm bắt được những yêu cầu và Test Case thì bạn có thể dễ dàng trở thành Tester. Lúc đó công việc của bạn sẽ làm là đọc Test Case và thực hiện theo các yêu cầu trong đó.

– Tuy nhiên làm Tester cũng phải dễ dàng và rất nhiều người cảm thấy công việc quá khó khăn và họ không hiểu được nhóm phát triển trình bày các nội dung về code. Dù vậy thì bạn cũng không nên quá e ngại và bỏ qua cơ hội học ngành này ở thời điểm hiện tại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Vấp ngã, chán nản và cú twist đúng đắn khi làm trái ngành.

Học gì để bắt đầu trở thành Tester chuyên nghiệp?

Kiến thức chung:

– Thành thạo tin học văn phòng, biết cách sử dụng và cài đặt các phần mềm liên quan đến máy tính.
– Nắm được kiến thức căn bản liên quan đến lập trình: CSS, HTML, SQL
Khái niệm về Tester, thuật ngữ chuyên ngành, quy trình phát triển của phần mềm…

Các kiến thức chuyên ngành:

Manual Test:
Để thực hiện quá trình test thủ công, bạn cần nắm rõ những kiến thức sau:
– Cách lên kế hoạch test – Test plan
– Design test case
– Mobile application testing: Cách cài đặt ứng dụng trên điện thoại và cách giả lập chúng trong một vài tính huống cần thiết
– Windows, Website testing & Tool support: Kiểm thử ứng dụng…

Automation Test:
Để bước sang giai đoạn test tự động, đòi hỏi kiểm thử viên phải có kĩ năng cao hơn, do đó cần bổ sung các kiến thức về:
– Học và thành thạo ngôn ngữ lập trình C, Java là 2 ngôn ngữ cơ bản nhất trong ngôn ngữ lập trình
– Tìm hiểu và thành thạo cách sử dụng các tool: SoapUi, Jmeter

>>> Đăng ký ngay: Khóa học Tester cho người mới bắt đầu

Nếu biết thêm kỹ năng viết code, tester sẽ có ưu thế gì?

Đối với 1 QA tester không nhất thiết bạn phải quá giỏi lập trình thế nhưng có thể nói việc học lập trình chính là bước đệm lớn cho con đường trở thành Tester chuyên nghiệp, những lợi thế lớn nhất của việc lập trình đối với kiểm thử viên:

– Có cái nhìn sâu và rộng hơn vì ứng dụng mà mình đảm nhiệm test, từ đó dễ dàng tìm ra bugs và xử lý chúng,
– Tự động hóa việc thực hành các trường hợp kiểm thử, hộ trợ xác minh lại hệ thống trong khoảng thời gian ngắn nhất
– Cải thiện tốc độ cũng như tối ưu quy trình phát triển phần mềm
– Đảm nhận đa nhiệm những vị trí trong dự án, nâng cao giá trị của bản thân trong ngành IT.

Bài trước

3 Khóa học tester online miễn phí chất lượng nhất cho người mới bắt đầu

Bài tiếp theo

Xây dựng 1 lộ trình phát triển của tester: Con đường dẫn đến thành công trong ngành kiểm thử

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone