Chi tiết bài viết
Tóm tắt nội dung
Test case là bộ tài liệu kiểm thử nhằm kiểm tra các tính năng của người dùng trước khi đến tay end users. Vậy thực chất test case là gì? Đâu là vai trò và cấu trúc của bộ tài liệu kiểm thử này. Hãy cùng Daotaotester tìm hiểu về các loại test case phổ biến hiện nay nhé!
Test case là gì?
Test case được hiểu là tập hợp các dữ liệu đầu vào (input), hành động hay kết quả dự kiến được sử dụng để xác định xem một ứng hay hệ thống phần mềm cụ thể có hoạt động chính xác theo yêu cầu của đội ngũ phát triển hay không? Các bài test trong test case được thiết kế để kiểm thử chức năng trong phần mềm có thể theo các cấp độ khác nhau. Chúng bao gồm các bài thử nghiệm đơn vị, thử nghiệm tích hợp, thử nghiệm hệ thống và cả acceptable test.
Các trường hợp thử nghiệm thường bao gồm việc mô tả kịch bản thử nghiệm, các bước cần thực hiện để chạy thử nghiệm, kết quả mong đợi và bất kỳ kết quả thực tế nào thu được trong quá trình thử nghiệm. Mục đích của các trường hợp thử nghiệm là giúp đảm bảo rằng các ứng dụng hoặc hệ thống phần mềm đáng tin cậy, ổn định và đáp ứng các yêu cầu và thông số kỹ thuật dự kiến.
Mẫu Test case được viết bằng excel
Hiện nay, google sheet và excel là hai công cụ phổ biến được sử dụng để mô tả kịch bản kiểm thử. Mỗi một bản test case đều có những thông số riêng như: mã test, tên, mục tiêu, điều kiện cũng như các yêu cầu đầu vào input khác nhau….. Vì thế mà các mẫu test case được viết bằng excel sẽ càng thuận lợi hơn.
Vai trò của test case
Ở trong quy trình kiểm thử phần mềm: Quy trình test case đảm bảo chương trình đang phát triển hoạt động chính xác, đáp ứng các yêu cầu về thông số kỹ thuật ban đầu của nó. Các bài test được thiết kế để xác định tính năng của phần mềm và chúng được xác định các bugs hay vấn đề đang tồn tài trước khi được chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Vì test case mục đích chính là kiểm thử tính năng của phần mềm nên các bài test chủ yếu nằm dưới dạng Functional testing.
Vai trò cụ thể của test case bao gồm:
- Xác minh tính chính xác và sự đầy đủ của tất cả các chức năng cần có của phần mềm
- Đảm bảo phần mềm đáp ứng đúng các yêu cầu và hiển thị thông số kỹ thuật đúng như trên lý thuyết
- Kịp thời phát hiện các lỗi trước khi chuyển sang giai đoạn kiểm thử Non functional testing hay xa hơn là phát hành sản phẩm
- Cung cấp cái nhìn tổng thể về các quá trình đã kiểm thử, để đội ngũ developers có thể cải thiện về tính năng cũng như hiệu suất của chương trình.
- Báo cáo lại kết quả cũng như quá trình test để có thể đánh giá lại dự án và đưa ra định hướng mới cho cả quá trình test lẫn quá trình phát triển.
Cấu trúc cần có của test case
- Module name: Xác định chức năng của bài kiểm thử
- Id test case: Nhận dạng duy nhất được chỉ định cho mọi điều kiện đơn trong test case
- Tester name: tên của kiểm thử viên
- Test scenario: Kịch bản kiểm thử, mô tả ngắn gọn cho người kiểm thử, cung cấp cái nhìn tổng quan để biết và sắp xếp những điều cần thực hiện, tính năng cần kiểm tra, xây dựng thành phần của bài test
- Test case Description: Điều kiện cần để thử nghiệm một phần mềm bất kì
- Test step: Các bước thực hiện để kiểm thử tình trạng
- Prerequisite: các yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng trước khi thực hiện kiểm thử
- Test priority: Những ưu tiên cần thực hiện trước trong test case
- Test Data: Các đầu vào được thực hiện trong quá trình kiểm tra
- Test Expected Result: Kết quả mong đợi khi kết thúc quá trình kiểm tra
- Test parameter: Tham số cụ thể được chỉ định trước trong quá trình test case
- Actual Result: Kết quả hiển thị thực tế
- Environment Information: Nơi mà quá trình kiểm thử đang được thực hiện
- Status: Trạng thái của quá trình kiểm thử, thường chỉ có đạt/không đạt
- Comments: Nhận xét về bài kiểm thử
Nên viết test case vào thời điểm nào
- Trước quá trình phát triển: Các test case có thể được thực hiện trước khi mã hóa vì làm vậy có thể xác định yêu cầu của sản phẩm
- Trong quá trình phát triển: Trong nhiều trường hợp, các test case được thực hiện song song với việc lập trình code, các phần của module có thể được kiểm thử bất cứ thời điểm nào để tránh sai sót không đáng có.
- Sau quá trình lập trình: Sau khi hoàn thiện giai đoạn viết code, các kiểm thử case được diễn ra để đảm bảo các chức năng và hiệu suất của ứng dụng theo đúng mong muốn của nhà phát triển trước khi được phát hành đến tay end user.
Xem ngay: Hướng dẫn thực hiện mẫu test case viết bằng excel chất lượng nhất.
5 loại test case phổ biến hiện nay
Functionality test case
Là loại kiểm thử được thiết kế để xác định tính khả thi của một chức năng bên trong ứng dụng. Quá trình test case này đòi hỏi phần mềm cho phép test mà không cần truy cập cấu trúc bên trong của phần mềm.
Các functionality test case có thể được thực hiện ngay thời điểm chức năng được lập trình xong mà không cần phải chờ đến khi code toàn bộ phần mềm được hoàn thiện
User interface test case
Được sử dụng để xác minh các thành phần trong giao diện đồ họa có hoạt động theo đúng mong đợi của đội ngũ phát triển hay không. Loại test này thường sẽ được thực hiện cuối cùng để đảm bảo ngữ pháp, tính thẩm mỹ, các lỗi dịch thuật hay các phần khác trên giao diện.
Chính vì thế để thực hiện bài test này, các tester sẽ phối hợp với designer thay vì developer như thông thường.
Performance test case
Test hiệu suất được thiết kế để kiểm thử hiệu năng của phần mềm, đó là thời gian phản hồi và hiệu suất trong quá trình hoạt động. Thông thường tester sẽ viết và cho phép chạy tự động trong suốt quá trình để nhóm phát triển có thể mường tượng chương trình khi ra mắt sẽ hoạt động như thế nào. Từ đó phát hiện những phần có hiệu suất kém để tối ưu lại.
Integration test case
Được sử dụng để xem xét sự tương tác giữa các module với nhau. Với mục đích là đảm bảo giao diện giữa các module là tương thích và hoạt động ổn định trong mọi điều kiện.
Các tester sẽ xác định khu vực tiến hành integration test trong khi các developer cung cấp dữ liệu đầu vào của module đó. Kết quả kiểm thử sẽ chỉ ra các module khi đã hoạt động độc lập tốt có thể tương thích được với nhau hay không.
Usability test case
Usability test case hay còn gọi là test độ khả dụng của sản phẩm khi đến tay người dùng cuối cùng. Chính vì thế kiểm thử viên cần tạo ra các bài test hướng đến trải nghiệm người dùng một cách tự nhiên nhất.
Trên đây là những kiến thức để giúp cho kiểm thử viên hiểu hơn về test case và các thông tin cơ bản về về khái niệm test case, cũng như chỉ ra vai trò, cấu trúc, các loại test case phổ biến. Trong bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn những kỹ thuật cần phải thực hiện trong quá trình test case. Hoặc nếu bạn quan tâm đến cách thực hiện quy trình test case thì cũng có thể thực hành tại các buổi học tester cơ bản tại Daotaotester nhé.