Chi tiết bài viết

Tự học tester hay học tại trung tâm luôn là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất đối với những bạn đang muốn theo đuổi công việc này. Có thể nói với bất kỳ phương pháp nào cũng có những lợi thế riêng. Vậy lợi thế đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Daotaotester.vn trong bài viết dưới đây nhé!

Tu hoc tester

Tự học tester có khó không?

Tester là ngành nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và độ khó của nó sẽ tùy thuộc vào người học. Nếu bạn có kiến thức nền tảng về ngôn ngữ lập trình, code cơ bản hoặc đang là sinh viên công nghệ thông tin tại các trường đại học thì việc tự học tester có thể không phải cản trở đối với bạn.

Đặc biệt, với phương pháp kiểm thử tự động như hiện nay thì đa phần quá trình kiểm thử có liên quan tới code. Do đó nếu bạn có kiến thức nền tảng sẵn thì việc tìm lỗi sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Còn đối với những ai làm trái ngành hoặc chưa được tiếp cận với kiến thức tổng quan của vị trí này thì việc tự học tester, tự tìm hiểu kiến thức tại nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi khi này bạn rất khó để xác định được nên bắt đầu từ đâu, dữ liệu nào là cần thiết? Chính vì thế, việc tự học này sẽ không đem tới hiệu quả như mong muốn.

Cách tự học tester miễn phí có hiệu quả nhất

Internet ngày càng phát triển khiến cho việc tự học tester online đã trở nên quá phổ biến, bạn có thể thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của các buổi học miễn phí, buổi chia sẻ kiến thức hoặc các group tự học trên nền tảng mạng xã hội như facebook, linkedin…….

Nhưng trước khi lựa chọn phương pháp tự học tester phù hợp cho bản thân thì bạn cần phải có sự chọn lọc giữa các yếu tố đó. Bởi chúng đều được tổng hợp từ nhiều dữ liệu khác nhau và đa số chúng chưa được kiểm chứng. Chính vì thế, việc tiếp cận lý thuyết là điều không khó nhưng quá trình thực hành khi tự học tester cũng là cả vấn đề mà không phải ai cũng thực hiện được.

Tự học tester tại nhà với các website miễn phí hiệu quả

tu hoc tester

Lộ trình học tester cơ bản từ A – Z cho người mới bắt đầu

Để tự học tester tại nhà sao cho ổn định và hiệu quả nhất bạn có thể bắt đầu học theo đúng lộ trình đào tạo chuẩn như sau:

Tìm hiểu kiến thức tổng quan về quá trình test

  • Khái niệm cơ bản về tester là gì?
  • Giai đoạn sản xuất phần mềm
  • Phân tích, báo cáo kết quả kiểm thử.

Phương pháp kiểm thử

Tìm hiểu rõ 3 phương pháp kiểm thử phổ biến nhất đó là kiểm thử hộp trắng (white – box testing), kiểm thử hộp đen (Black – box testing), kiểm thử hộp xám.

Phân loại testing và giai đoạn kiểm thử chính

Các kiến thức về giai đoạn kiểm thử cũng là thứ bạn cần trau dồi ví dụ: Unit testing, Integration Testing, Acceptance Testing và System Testing.

Cách lên kế hoạch test và viết Testcase

Để test thành công trước tiên bạn cần lên kế hoạch test, sau đó đọc các tài liệu có liên quan để viết testcase, cách tiếp cận dữ liệu, phân tích chi tiết các yêu cầu đặt ra sau đó thực hành viết testcase một cách hoàn chỉnh.

lo trinh tu hoc tester

Trên đây là lộ trình cơ bản, bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu và học thêm các kiến thức có liên quan khác tại các website tự học tester. Cụ thể hãy theo dõi tiếp phần thông tin có trong phần tiếp theo sau đây nhé!

Top 9 website tự học tester phổ biến nhất

Coursera – Sẵn sàng đồng hành cùng bạn

Website học online dành cho mọi lứa tuổi với nhiều khóa học khác nhau thì không thể bỏ qua Coursera, đây là trang web nổi tiếng với đa dạng chủ đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thêm vào đó, tại đây còn cung cấp tới bạn nhiều tài liệu miễn phí giúp việc tự học tester trở nên hiệu quả hơn. Chính vì thế bạn có thể nhanh chóng làm quen với những kiến thức cơ bản liên quan tới lĩnh vực này.

Udemy – Website tự học tester thông dụng nhất

Udemy – kênh học tập vô cùng hữu ích với nhiều chủ đề học tập khác nhau, không chỉ cung cấp tài liệu liên quan tới tester mà tại đây bạn cũng có thể học thêm nhiều kiến thức bổ ích có liên quan tới Marketing, Design, Business, IT & Software….. Bên cạnh việc tự học thông qua tài liệu hoặc video có sẵn thì bạn cũng có thể mua thêm các khóa học để có liên quan để tạo cho bản thân cơ sở kiến thức vững chắc nhất.

Chắc chắn khi đến với website bạn sẽ được hỗ trợ học tập bởi các giảng viên có kinh nghiệm đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, khi tham gia với Udemy bạn sẽ được tham gia học tập theo khung giờ tự chọn linh hoạt theo thời gian rảnh của bản thân.

website tu hoc tester tai nha

Test Automation University

Là website học trực tuyến với nhiều kiến thức siêu hữu ích đem tới cho bạn, đem tới nhiều khóa học tester miễn phí đặc biệt về mảng automation test. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào website để học thêm nhiều kiến thức có liên quan tới AI, lập trình hoặc các bài học liên quan tới lập trình trên các ứng dụng di động.

TesterproVN

Nếu bạn cảm thấy các kiến thức mình tự tìm kiếm trên mạng là chưa đủ thì bạn có thể tự học tester thông qua website TesterproVn. Mọi kiến thức có liên quan tới tester đều được website cập nhật nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất. Từ đó giúp cho việc tự học tester tại nhà trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

Vì thế, nếu muốn trở thành tester chuyên nghiệp trong tương lai hãy dành thời gian để đọc và tìm hiểu kiến thức được cập nhật trong trang web chắc chắn chúng sẽ rất hữu ích cho chặng đường phía trước của bạn.

Ngoài việc tự đọc hiểu các kiến thức tại đây bạn cũng có thể đăng ký tham gia và các khóa học tester từ cơ bản tới nâng cao hoặc học để thi chứng chỉ ISTQB.… Với đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo sẽ giúp ước mở trở thành tester của bạn nhanh chóng trở thành hiện thực.

tu hoc tester

Daotaotester.vn – Từng bước hiện thực hóa ước mơ Tester

Bắt đầu hành trình chinh phục và tự học tester tại nhà ngay bây giờ bằng cách đọc và tìm hiểu các kiến thức cơ bản có trong website Daotaotester.vn. Đây là trung tâm đào tạo tester hàng đầu được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, ngoài việc đào tạo thì các kiến thức miễn phí có trong website chắc chắn sẽ là tiền đề giúp bạn nhanh chóng trau dồi các kiến thức có liên quan tới lĩnh vực này.

Truy cập vào phần “kiến thức” trong website chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với khối lượng kiến thức khủng có liên quan tới tester như automation test, manual test, các tool test phổ biến…… Hãy bỏ ra thời gian tìm hiểu kiến thức đó để nhanh chóng đến gần hơn ước mơ trở thành tester chuyên nghiệp nhé!

Anh Tester – Cung cấp tài liệu khủng

Anh tester trang web với kho tài liệu đồ sộ đặc biệt là về automation testing. Chủ website là người có kiến thức hiểu biết sâu rộng về IT cũng như Tester. Đi kèm với kiến thức lý thuyết là những video bài giảng cực cuốn hút, từ đó giúp bạn hiểu sâu hơn về nội dung đang tìm hiểu.

tu hoc tester

Guru 99 – Học tester bằng tiếng Anh siêu hiệu quả

Nếu bạn luôn cảm thấy với các kiến thức được dịch ra bằng tiếng việt thông qua các blog thì bạn có thể trực tiếp tìm hiểu và tự học tester tại website Guru 99. Các kiến thức được chia sẻ trong trang đều rất hữu ích và giúp bạn cảm thích thú hơn khi học tại đây.

Ngoài ra, trang web này được nhiều chuyên gia đánh giá là 1 trong những website tự học tester tốt nhất hiện nay. Đa số các bài học đều được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và có video thực hành kèm theo giúp bạn học lâu nhớ sâu hơn.

Software QA Test – Giúp giải đáp toàn bộ thắc mắc của học viên

Bạn muốn tìm cộng đồng giải đáp mọi thắc mắc của bạn có liên quan tới quá trình tự học, đừng lo tất cả đều có trong website Software QA Test. Mọi câu hỏi của bạn đưa ra sẽ được giải đáp nhanh chóng, chính xác và chi tiết nhất.

Bên cạnh đó, tại đây còn cung cấp tới bạn những lý thuyết cơ bản và các bước để viết testcase hoàn chỉnh. Thêm vào đó, các chuyên gia từ hệ thống Software QA Test luôn tận tình giải đáp và giúp đỡ học viên trong quá trình tự học tester – đây cũng chính là 1 trong những điều mà website gây ấn tượng mạnh với học viên.

Google Testing Blog

Chẳng cần tìm kiếm đâu xa việc học tester sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết tới Google Testing Blog.

Nơi đây sẽ chia sẻ toàn bộ kiến thức bổ ích có liên quan tới tester mà ít ai biết. Bởi tất cả trong số chúng đều được soạn thảo và kiểm duyệt bởi đội ngũ chuyên gia giỏi nhất trong ngành. Đa số các kiến thức có trong hệ thống đều liên quan tới quy trình kiểm thử, giai đoạn test, cách giải quyết bug…. tất cả chúng đều rất hữu ích và phục vụ rất tốt cho công việc của bạn sau này.

tu hoc teser

Hướng dẫn cách tự học tester hiệu quả

Với bất kể ngành nghề, lĩnh vực nào việc tự học đều đòi hỏi tính kiên trì, chăm chỉ và nó sẽ là cả hành trình dài nếu bạn muốn có kết quả thành công như mong đợi. Với tester cũng vậy, không chỉ cần thời gian và lên kế hoạch lộ trình học tập mà muốn đạt hiệu quả cao bạn cần tập trung cải thiện 1 vài vấn đề nhỏ sau:

  • Học thêm ngoại ngữ, bên cạnh việc sử dụng tiếng Anh thì việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung cũng sẽ đem tới cho bạn nhiều lợi thế và cơ hội được hợp tác cùng các công ty nước ngoài.
  • Thành thạo tin học văn phòng, mẹo nhỏ tiếp theo giúp bạn thành công hơn đó chính là tin học văn phòng, đây là điều kiện cơ bản không chỉ với tester mà nó còn áp dụng đối với nhiều lĩnh vực khác.
  • Luôn nắm rõ các kiến thức cơ bản có liên quan tới máy tính, kiến thức về hệ điều hành, dữ liệu mạng…..
  • Nếu muốn theo automation test hãy học thêm về ngôn ngữ lập trình cơ bản như C#, python…..
  • Nắm rõ các thuật ngữ viết tắt chuyên ngành, các khái niệm cơ bản, quy trình test, giai đoạn kiểm thử….
  • Tự học và tìm hiểu cách để lập kế hoạch test, cách viết testcase hoàn chỉnh, đánh giá quá trình kiểm thử và lập báo cáo.

Tất cả những kiến thức trên sẽ rất hữu ích đặc biệt là dành cho những ai đang muốn ứng tuyển vào vị trí tester tại các công ty phần mềm. Tuy nhiên, việc tự học các kiến thức trên sẽ là cả quá trình dài nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu hãy tham gia ngay vào khóa học tester cho người mới bắt đầu tại các trung tâm đào tester uy tín.

Việc tham gia vào các khóa học tester này không chỉ giúp bạn có định hướng rõ ràng cho công việc tương lai mà bạn còn được tham gia học với những chuyên gia, giảng viên hàng đầu, được trao đổi với các học viên cùng học khác để giúp bản thân được hoàn thiện và có thể tự tin đi làm chỉ sau 1 khóa học.

5 yếu tố quan trọng trước khi quyết định tự học tester hoặc học tại trung tâm

Trước khi lựa chọn phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân thì mỗi phương pháp học bạn nên cân nhắc về các yếu tố cơ bản như thời gian, chi phí, dữ liệu, khả năng tương tác, khả năng truy cập.

Thời gian

Có thể nói nếu bạn lựa chọn phương pháp học tester tại các trung tâm thì 100% thời gian hoàn thành khóa học sẽ được ấn định trước, có thể bạn sẽ mất vài tuần, vài tháng thậm chí cả năm để có thể hoàn thành chúng. Khi này, đa số bạn sẽ được phía trung tâm cung cấp tài liệu học tập như giáo trình, file……

Đặc biệt nếu tham gia khóa học tester tại trung tâm bạn sẽ được học tập với lộ trình rõ ràng, quá trình học tập sẽ cần cạnh tranh với nhiều thành viên khác trong lớp điều này sẽ giúp bạn có thể đạt được những kỳ vọng của bản thân sau khi khóa học kết thúc.

Còn khi tự học tester tại nhà thì thời gian sẽ tự do hơn bởi chúng do bạn sắp xếp, đây sẽ là lợi thế lớn đối với những ai biết sắp xếp thời gian hợp lý, biết quản lý quỹ thời gian riêng tư của mình. Tuy nhiên nếu lựa chọn phương pháp này nhưng không theo được tốc độ học tự đặt ra thì có thể sự linh hoạt về thời gian này sẽ là điều bất lợi khiến cho việc học không đạt được hiệu quả như mong muốn.

tu hoc tester

Chi phí học

Với tự học tester và học tester tại trung tâm thì chắc chắn chúng sẽ có sự chênh lệch lớn về chi phí. Nếu bạn đăng ký nhiều khóa học cùng lúc như khóa học tester cho người mới bắt đầu, khóa học chứng chỉ tester…… thì sẽ khá tốn kém về mặt chi phí. Khoản chi phí này sẽ bao gồm phí tài liệu, phí không gian và giảng viên hướng dẫn.

Bên cạnh đó, nếu chọn tự học tester thì chi phí đó tiết kiệm hơn rất nhiều, khi này bạn chỉ mất tiền mua giáo trình mà bạn cho rằng chúng hữu ích cho quá trình tự học và tự tìm hiểu của bạn. Nhưng đa phần các công cụ hoặc phương pháp kỹ thuật quan trọng chúng sẽ không bao giờ là miễn phí vì thế tự học tester có hiệu quả thì bạn sẽ phải bỏ tiền mua tài nguyên để nâng cao kết quả học tập.

Tương tác

Tương tác là phương pháp tốt giúp cải thiện kết quả học tester. Điều này sẽ xảy ra khi bạn đăng ký tham gia các khóa học tester. Khi học tập trong môi trường tốt bạn sẽ được tương tác 1:1 với giảng viên, được làm việc nhóm và thảo luận với mọi người trong lớp. Quá trình tương tác giảng viên có thể sử dụng dữ liệu từ các ứng dụng hoặc từ nguồn dữ liệu khác nhau để bổ sung kiến thức cho bạn, đây sẽ là lợi thế lớn nhất khi tương tác cùng giảng viên.

Nếu nói tự học tester sẽ không có sự tương tác thì điều này không hoàn toàn đúng, bạn vẫn được tương tác trực tuyến thông qua trò chơi, tình huống mô phỏng hoặc các câu hỏi có liên quan khác. Bên cạnh đó, trong quá trình tự học bạn cũng có thể tham gia vào các group trên mạng xã hội như Linkedin, Facebook…. để được trao đổi và tương tác cùng mọi người trong nhóm.

Phương pháp tiếp cận kiến thức

Có thể nói rào cản lớn nhất của quá trình tự học tester đó là làm sao để có thể tiếp cận được với kiến thức. Còn khi tham gia lớp học thì mọi nhược điểm đó sẽ được khắc phục, học lý thuyết + với những buổi thực hành thực tế sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Dữ liệu

Tham gia vào các lớp học tester, mỗi giảng viên đứng lớp sẽ có phương pháp truyền đạt dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, số lượng kiến thức vẫn phải tuân thủ theo quy trình nhất định, có thể mục tiêu đầu ra sẽ được cập nhật khác nhau theo từng năm để phù hợp với sự đổi mới của công nghệ.

Và có thể dữ liệu đó cũng giống với khi bạn tự học tester tại nhà nếu như bạn lựa chọn được phương pháp tiếp cận phù hợp. Đặc biệt, việc tự tìm hiểu dữ liệu trực tuyến có thể sẽ cập nhật xu hướng công nghệ mới nhanh hơn là khi học dựa trên giáo trình in ấn sẵn tại trung tâm.

So sánh sự khác nhau của phương pháp tự học tester và học tại trung tâm

Tự học tester

Tự học tester là lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhưng trước tiên khi lựa chọn phương pháp này bạn sẽ phải chắc chắn về sự thành công của nó. Bạn sẽ là người tự quyết định học ở đâu, khi nào, học như thế nào vì thế chọn cách học này hãy tạo kế hoạch tự học và bám sát chúng hàng ngày, hàng giờ.

Thêm vào đó, phương pháp đào tạo cũng là yếu tố quyết định với hiệu quả của cả quá trình dài. Chúng không những mang lại kiến thức cho bạn mà có thể còn đem tới những bài tập thực hành để xác định lại những lỗ hổng kiến thức. Và khi bạn tiếp cận và hiểu được kiến thức cơ bản thì mặc định kết quả tự học tester của bạn sẽ vượt xa mong muốn ban đầu.

Tuy nhiên điểm hạn chế của các tự học tester đó là bạn sẽ dễ dàng bị tụt lại phía sau nếu như không kiên trì và không xác định được động lực, mục tiêu cần cố gắng.

tu hoc tester

Học tester tại trung tâm

Khác với tự học tester, khi bạn đăng ký khóa học tại trung tâm bạn sẽ được học theo lộ trình rõ ràng với các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Vấn đề lớn nhất khi chọn phương pháp này là tìm ra trung tâm uy tín chất lượng, phù hợp với mục tiêu và định hướng công việc sau này của bạn.

Cho dù kiến thức và dữ liệu có thể được chuẩn bị sẵn cho bạn nhưng trước buổi học bạn vẫn nên hoàn thành bài tập buổi trước và tự đọc kiến thức tại nhà để có sự chuẩn bị tốt nhất cho các buổi học tập tiếp theo.

>>> Xem thêm: Học tester ở đâu uy tín? Review top 3 trung tâm đào tạo tester chất lượng nhất tại Hà Nội

Qua đó, dù chọn bất cứ phương pháp nào đi nữa thì việc tự học tester hoặc học tại trung tâm đều lựa chọn riêng của bạn. Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với mục tiêu, định hướng của bản thân trong tương lai. Và lựa chọn tốt nhất sẽ giúp bạn trở thành phiên bản thành công nhất của hiện tại!

Và nếu vừa muốn tự học lại vừa muốn có người hướng dẫn thì khóa học tại Daotaotester.vn sẽ có mọi thứ bạn cần. Bạn có học tại nhà, học trực tiếp tại trung tâm tất cả đều được hướng dẫn từ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm.

Sẵn sàng để bắt đầu chưa? Mọi thông tin xin liên hệ:

Điện thoại: 0385 346 850

Email: daotaotesterpro@gmail.com

Cơ sở 1: Số 6, Ngõ 12 Hàm Nghi, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 48, Ngõ 48 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Bài trước

Tester có nên biết lập trình hay không? Lợi thế nào dành cho tester khi biết viết code?

Bài tiếp theo

Cách duy trì động lực và niềm đam mê trong công việc tester?

Chia sẻ:

Bình luận

Bài viết liên quan

Zalo Zalo Messenger Messenger Phone Phone